Vị vua nào trong sử Việt viết chiếu xin thôi làm vua, vẫn bị ép uống thuốc độc tự kết liễu?

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù đã viết chiếu xin thôi làm vua, nhưng vua này vẫn bị ép uống thuốc độc, tự kết liễu mạng sống.

Triều Nguyễn thành lập năm 1802 khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế. Triều đại này kết thúc năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì, gồm: Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1820-1841), Triệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883), Dục Đức (1883), Hiệp Hòa (1883), Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), Đồng Khánh (1885-1889), Thành Thái (1889-1907), Duy Tân (1907-1916), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945).

Triều Nguyễn nổi tiếng bởi nhiều vị vua, trong đó, có một người dù viết chiếu xin thôi thôi làm vua nhưng vẫn bị ép uống thuốc độc tự tử, đó là vua Nguyễn Phúc Hồng Dật.

Nguyễn Phúc Hồng Dật (1846 - 1883), con út của vua Thiệu Trị. Năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới. Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng vẫn bị lính bắt về lên ngôi. Khi lên ngôi, ông lấy hiệu Hiệp Hòa. Mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết. "Ích Khiêm và Văn Để đưa cho Hiệp Hòa một thanh gươm, một dải lụa điều và một chén thuốc độc, yêu cầu vua chọn cái chết cho mình. Thấy vua do dự, Ông Ích Khiêm ép đổ thuốc độc vào miệng vua và bóp mũi để bắt vua phải nuốt. Đúng vào lúc đó, đề đốc Trần Xuân Soạn mang lệnh của Tôn Thất Thuyết bảo phải làm nhanh, người ta sợ người Pháp can thiệp để giải thoát vua. Ông Ích Khiêm đã kết liễu mạng sống nạn nhân bằng ba thanh gỗ đập vào cổ họng, ngực và bụng", trích sách Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành - của tác giả Đào Duy Từ.

Hiệp Hoà vị vua thứ sáu của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lên ngôi ngày 30/7/1883. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Hiệp Hòa nên thường được gọi theo tên này. Ông không có miếu hiệu, được hậu duệ truy tặng làm Văn Lãng Quận vương, thụy là Trang Cung. Thời gian trị vì của ông Là 4 tháng 10 ngày. Ông mất ngày 29/11/1883.

Trong thời gian tại vị, vua Hiệp Hoà đã ký hoà ước xác lập quyền đô hộ của thực dân Pháp, chính là hiệp ước Harmand (Hác-măng).

Hòa ước Harmand (Hác-măng) hay còn gọi Hoà ước Quý Mùi được ký kết ngày 25/8/1883 tại kinh đô Huế giữa ông François Jules Harmand - Tổng ủy, đại diện ngoại giao Pháp và Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ, đại diện triều Nguyễn. Hoà ước gồm 27 điều khoản với nội dung chính xác lập quyền đô hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ 1883 - 1945, toàn bộ Việt Nam nằm dưới sự khống chế của thực dân Pháp - hay gọi Thời Pháp thuộc.

Sách Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành ghi chép lại, tháng 8/1883, Tôn Thất Thuyết phản đối Hiệp ước Hác - măng, ông bị vua Hiệp Hoà đổi sang làm thượng thư bộ Lễ rồi thượng thư bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng người Pháp của vua Hiệp Hòa, Tôn Thất Thuyết cùng các đại thần tiếp tục phế bỏ và bức tử vua Hiệp Hòa vào cuối tháng 11/1883.

Sau khi mất, vua Hiệp Hoà được chôn tại khu rừng thông hoang vắng thuộc phường An Tây, thành phố Huế. Lăng mộ vua Hiệp Hòa từng bị lãng quên trong thời gian rất dài. Sau 130 năm, tháng 8/2013, lăng Hiệp Hòa được người dân trùng tu lại theo kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Vì công trình mới nên lăng Hiệp Hòa không nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, đồng thời cũng không nhiều du khách biết đến.

Sau khi phế truất vua Hiệp Hoà, đại thần Tôn Thất Huyết cùng các quan triều đình tôn Nguyễn Phúc Ưng Đăng làm vua, lấy hiệu Kiến Phúc. Vua lên ngôi ngày 2/12/1883, tạo điều kiện cho phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu củng cố thế lực, tăng cường lực lượng quân sự ở các tỉnh và kinh đô, cũng như củng cố hệ thống sơn phòng ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, vua Kiến Phúc chỉ tại vị trong 8 tháng, và trở thành vị quân chủ yểu mệnh nhất của triều đại nhà Nguyễn, băng hà chỉ vừa 15 tuổi.

Tác giả: Thạch Thảo