Vị vua nước Việt ta bị lưu đày ở châu Phi gần 60 năm
Đây là vị vua yêu nước của vương triều Nguyễn, ông là vua Hàm Nghi, tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là con trai thứ năm của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai. Từ nhỏ, ông đã phải sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ chứ không được như hai người anh ruột ở trong cung là 2 vua Đồng Khánh và vua Kiến Phúc.
Năm 1884, vua Hàm Nghi đã được các phụ chính đại thần có chủ trương chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi khi ông 13 tuổi. Sau khi kinh đô Huế đã thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi đã được Tôn Thất Thuyết đưa vào rừng núi Tân Sở. Tại đây, vua đã ban chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Chẳng bao lâu, các phong trào kháng chiến chống Pháp đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên cả nước.
Quân Pháp khi đó ra sức kêu gọi vua Hàm Nghi đầu hàng nhưng mà bất thành. Đến năm 1888, 2 nhân vật là Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc phản bội đã khiến vua bị bắt. Quân Pháp dùng mọi chiêu thức để dụ dỗ, mua chuộc nhưng đều bị ông từ chối. Trước sự bất khuất đó, chúng cũng đành đưa vua Hàm Nghi lên thuyền và đày đến Algeria là một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi.
Kể từ đó, vua Hàm Nghi đã sống ở đất nước Algeria trong suốt thời gian 56 năm. Ông cũng trở thành vị vua duy nhất trong lịch sử nước Việt Nam có lịch sử đi đày ở châu Phi và lấy vợ nơi đây.
Trong thời gian lưu đày ở Algeria, vua Hàm Nghi đã bắt đầu học tiếng Pháp và được người phiên dịch tên là Trần Bình Thanh giới thiệu và gặp gỡ họa sĩ Marius Reynaud. Từ đó, ông được hướng dẫn và tiếp thu hội họa phương Tây.
Năm 1896, vua Hàm Nghi đã vẽ bức chân dung tự họa bằng chì than đầu tiên. Bức chân dung này được vẽ theo bức ảnh chụp khi nhà vua mới lưu vong vài năm và trang phục ở trong ảnh vẫn thuần túy với phong cách hoàng gia nhà Nguyễn.
Sau đó, ông đã in sao hàng loạt và quyết định tặng bức họa này cho những người ông gặp như tấm thẻ xã giao theo phong tục thời bấy giờ, nhưng mục đích chính ông muốn truyền tải thông điệp: "Tôi vẫn là vua của nước An Nam và người Pháp không thể khuất phục được lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của vị vua như tôi". Nhà vua cũng đã gửi hai thẻ thăm viếng xã giao này về Đông Dương đến tay viên tướng Rheinart thường trú ở An Nam và cho vị Toàn quyền Đông Dương Richaud. Trong thẻ đó, ông cũng đã tự ký và gọi mình là "Người chiến đấu chống lại người Pháp". Hành động của vua Hàm Nghi đã mang đến cho công chúng một cái nhìn mới về ông. Ông không chỉ là vị vua yêu nước, suốt đời hướng về cội nguồn mà suốt đời chỉ mặc quốc phục và còn là nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa. Những bức tranh của ông được vẽ dưới cái tên họa sĩ Tử Xuân. Rất ít người biết rằng họa sĩ Tử Xuân đã từng 3 lần tổ chức triển lãm tại Paris, Pháp.
Năm 1944, vua Hàm Nghi đã qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long thuộc thủ đô Alger. Ngày nay, ở Việt Nam hiện cũng có rất nhiều công trình, đường phố mang tên ông.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trong lịch sử Trung Quốc, vị Hoàng đế nào thị tẩm 9 phi tần một đêm, có đến 55 người vợ?
-
Mẹo kho cá không tanh, cá chắc nịch không vỡ nát lại thơm ngon đậm vị
-
Mách nàng cách diện chân váy dài đẹp xuất sắc, vừa sành điệu vừa hack dáng
-
5 cây cảnh được người giàu trồng nhiều ở ban công, vừa thu hút tài lộc vừa tốt cho sức khỏe
-
Loại gỗ làm bàn thờ vừa đẹp vừa chắc, mang may mắn, tài lộc đến cho gia chủ