Chế độ phong kiến Trung Quốc là một chế độ hùng mạnh đã đi qua một thời vàng son trong lịch sử. Có rất nhiều vị vua đã đi vào huyền thoại với tài trị quốc, thao lược xuất sắc. Trung Quốc cũng có vị vua nổi tiếng lười nhất lịch sử nhân loại, có đến 28 năm không thiết triều. Tuy vậy, hậu thế 400 năm sau mở quan tài mới phát hiện bí mật chấn động.
Vị vua Trung Quốc nổi tiếng lười nhất lịch sử nhân loại
Nhà Minh của Trung Hoa nổi tiếng bởi có vị vua khai thiên lập quốc: Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Ông được đánh giá là bậc minh quân, người đã đưa nhà Minh phát triển phồn thịnh. Nhưng đáng tiếc là sau đời Chu Nguyên Chương, triều đại này không có ai gây được ấn tượng như ông. Nhà Minh cũng ngày càng suy yếu vì không xuất hiện thêm nhân tài.
Nếu phải kể ra một cái tên nổi tiếng của nhà Minh ngoài Chu Nguyên Chương, có lẽ Vạn Lịch sẽ là người được nhắc đến. Ông là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất, từng bị gắn mác là ông vua lười nhất lịch sử nhân loại.
Tương truyền, sau khi nối ngôi năm 10 tuổi, Vạn Lịch từ một đứa trẻ chưa hiểu chuyện vẫn ngày đêm rèn luyện bản thân, nỗ lực vì đất nước. Thời gian đầu, vị hoàng đế này được đánh giá rất cao vì sự siêng năng, cần mẫn. Ông luôn trực tiếp giải quyết các sự việc trong triều, bá quan văn võ lẫn nhân dân đều ca ngợi.
Thế nhưng, giữa thời kỳ cai trị, Vạn Lịch bỗng thay đổi. Ông ngừng thiết triều trong suốt 28 năm, không còn để tâm đến chính sự. Đáng nói là trong thời gian đó, nhà Minh vẫn bình yên, đánh đâu thắng đó.
Hàng loạt nghi ngờ, đồn đoán về lý do Vạn Lịch không thiết triều được lan truyền. Tuy nhiên, chưa có bất cứ tài liệu chính thống nào dám khẳng định. Về phần vua, khi được hỏi ông chỉ trả lời ngắn gọn rằng mình bị bệnh, không được khỏe. Những tưởng đây là lời bao biện, hóa ra hoàn toàn có căn cứ. Phải 400 năm sau khi Vạn Lịch qua đời, hậu thế khai quật mộ của ông và phát hiện ra bí mật chấn động khiến vua không thiết triều trước đây.
Bộ xương tiết lộ sự thật
Năm 1955, một nhóm khảo cổ đã khai quật mộ hoàng đế Vạn Lịch. sau khi các chuyên gia khôi phục xương của Hoàng đế Vạn Lịch, họ đã phát hiện ra một cảnh tượng gây sốc. Chân bên phải của ông rõ ràng ngắn hơn chân bên trái. Chi tiết này cho thấy, vị hoàng đế này khi còn sống đã mắc bệnh nghiêm trọng ở chân.
Lúc này, các chuyên gia mới chợt hiểu, hóa ra nguyên nhân khiến Minh Thần Tông suốt 30 năm không thiết triều vào mỗi buổi sáng không phải vì ham vui; mà vì hai chân của ông đi lại không tiện. Hơn nữa ông rất có thể còn bị gù lưng.
Như vậy, Minh Thần Tông Vạn Lịch không lên triều không có nghĩa là ông không quan tâm chính sự. Quan lại nội các gặp phải chuyện khó giải quyết, vẫn phải đi xin ý kiến của hoàng thượng. Một ví dụ điển hình trong lịch sử Minh triều đã được ghi lại như sau: khi Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, các đại thần nói rằng Trung Nguyên không cần phải can thiệp. Nhưng Minh Thần Tông vẫn thấy tầm quan trọng của việc gửi quân đi hỗ trợ. Và cuối cùng nhà Minh đã gửi quân chi viện cho Triều Tiên.
Có thể nói, đây là quyết định mang tính cá nhân Hoàng đế Vạn Lịch và ý kiến của ông hoàn toàn được quan lại tôn trọng. Mặc dù ông đã không lên triều trong nhiều thập kỷ, nhưng dưới sự cai trị của một “quân chủ chơi bời và ngu ngốc”, đất nước không chỉ thịnh vượng, nhân dân hòa bình, mà sức mạnh kinh tế dưới thời Vạn Lịch đế cũng đạt đến đỉnh cao trong triều đại nhà Minh.
Ngoài ra, mặc dù Minh Thần Tông chỉ sống ẩn trong cung điện, nhưng ông nắm bắt rất chính xác về tình hình quốc gia. Dưới sự kiểm soát đặc biệt của ông, triều đình không có bất kỳ cuộc nổi loạn nào của hoạn quan. Trong triều cũng không có các quan chức ỷ quyền thế nhũng loạn hay phản bội; giặc ngoài cũng không lăm le bờ cõi.
Nếu vua Vạn Lịch quả thực ăn chơi xa đoạ, quyền lực của ông nhất định sẽ bị suy giảm; vị thế đất nước cũng không thể trụ vững. Điều này đã nói lên rằng, Vạn Lịch không phải là vị vua như lời đồn. Rất có thể, người ta đã cố tình che dấu tình trạng sức khoẻ của hoàng đế để lòng dân an ổn, thiên hạ thái bình. Tuy nhiên, lịch sử không thể nói dối, cho nên tốt nhất là giữ im lặng. Có thể, đây là lý do những lời đồn trong nhân gian về Minh Thần Tông Vạn Lịch dù thất thiệt, nhưng không ai đứng ra đính chính, sử sách cũng không ghi lại.
Cuối cùng, sau 400 chịu mắng oan uổng, các chuyên gia khảo cổ đã có bằng chứng xác thực, lấy lại danh dự cho vị hoàng đế kém may mắn này.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Vì sao không nên mở cửa nhà vệ sinh sau khi không sử dụng?
-
Bí mật hậu cung: Sau khi được Hoàng thượng thị tẩm, phi tần luôn có người dìu, vì sao lại như thế?
-
Vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam truyền ngôi cho người ngoài là ai?
-
Tại sao hoàng đế lại có 'mành che' trước mặt: Gây vướng víu nhưng mang ý nghĩa thâm sâu
-
Tổ tiên dặn: 2 điều âm thầm cảnh báo gia đình sắp nghèo khó, có 1 cái thôi cũng phải sửa ngay còn kịp