Không nói lời thừa thãi
Người thông minh tuyệt đối sẽ không bao giờ nói lời thừa thãi.
Trong cuốn "Kinh Dịch" có nói: "Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa." Câu này có nghĩa, người kiệm lời thường bình tĩnh hành sự, từ đó dễ gặp may mắn. Ngược lại, những người nhiều chuyện thường hấp tấp, dễ rước phải tai họa về mình.
Mặc Tử dạy: "Ếch và ruồi nhặng kêu không kể ngày đêm, kêu tới khô cả họng nhưng vẫn không ai muốn nghe thấy âm thanh của chúng; còn gà trống lại chỉ gáy lúc bình mình, nhưng người người nghe tiếng gáy của chúng để thức dậy. Như vậy thì nói nhiều có ích lợi gì? Quan trọng là nói chuyện phải chọn đúng thời điểm mà nói."
Khi đang tức giận, để sau rồi nói.
Khi chưa nắm chắc chắn, hiểu rõ sự tình hẵng mở lời.
Khi có việc gấp, cứ bình tĩnh suy nghĩ.
Khi không cần thiết, tốt nhất hãy im lặng để tránh gây rắc rối cho nhau.
"Ngôn chi hữu vật", nói năng phải có chừng mực, có vậy thể hiện được trí tuệ của bản thân.
Những điều cần cẩn trọng trong giao tiếp
1. Đối với những việc gấp, hãy nói một cách chậm rãi, từ tốn. Điều này sẽ thể hiện bạn là một người điềm tĩnh, từ đó tăng mức độ tin tưởng của họ đối với bạn.
2. Đối với những việc nhỏ nhặt, đặc biệt là những lời nhắc nhở thiện chí, hãy nói một cách vui vẻ, hài hước thì sẽ không khiến người nghe cảm thấy khó chịu.
3. Không biết rõ mà nói một cách tùy tiện, sớm muộn cũng sẽ đánh mất lòng tin của nhiều người.
4. Giữa người với người luôn cần có một “giới hạn”, bạn không nên dễ dàng bình luận, đánh giá và lan truyền chuyện của người khác.
5. Đừng dễ dàng dùng lời nói để làm tổn thương người khác, nhất là với những người thân thiết với chúng ta.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khóa chặt nguồn lây bên ngoài, kiên quyết khoanh các ổ dịch bên trong
-
2 lần tha thứ chồng ngoại tình, giờ tôi chỉ muốn anh ta phản bội lần thứ ba để lấy cớ ly hôn
-
Chỉ có đàn ông thương vợ mới hết mình làm 4 điều này vào mỗi đêm, phụ nữ tin không?
-
Đặc điểm của người bất hạnh, cả đời sống trong nước mắt
-
Nền tảng làm nên một người khôn ngoan: Liệu bạn có sở hữu?