Chiều 23/9, bé trai được người dân đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ không thể cứu được bởi cháu mất máu quá nhiều. Chứng kiến nỗi đau đớn mất mát của gia đình, các y bác sĩ lẫn bảo vệ, điều dưỡng... đều ứa nước mắt.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng cái chết của cháu bé vô cùng đáng tiếc bởi bé không được sơ cứu đúng cách tại hiện trường. Với vết thương mạch máu như trường hợp này, nạn nhân chết vì mất máu. Vì thế ở khâu sơ cứu tại hiện trường, chỉ cần tìm cách cầm máu sau đó đưa nạn nhân đến viện cấp cứu nhanh nhất. Những vết thương dạng này cũng không phải phẫu thuật phức tạp, chỉ cần mổ cấp cứu 10 phút là bác sĩ đã có thể nối được mạch máu cứu sống nạn nhân.
Theo tiến sĩ Hùng, kỹ năng sơ cứu vết thương mạch máu không quá phức tạp. Người thực hiện sơ cứu chỉ cần bình tĩnh lấy tay bịt vết thương bằng vải, quần áo, khăn hoặc bất cứ vật liệu nào có thể bịt, cầm máu, sau đó đưa người bị nạn đi cấp cứu.
“Mất máu rất dễ dẫn đến tử vong nhưng nếu biết cách sơ cứu thì hoàn toàn có thể cứu được”, tiến sĩ Hùng nói.
Theo ông, phổ biến kiến thức sơ cứu thực sự rất cần thiết trong cộng đồng. Với ngành y tế, cấp cứu nạn nhân trước khi đưa đến bệnh viện là khâu cực kỳ quan trọng. Nếu làm tốt công đoạn này thì nhiều người sẽ được cứu với chi phí thấp nhất, thiết bị đơn giản nhất.
Chiều 23/9, bé trai 9 tuổi đang đạp xe trên đường do không để ý chiếc xích lô chở tôn đỗ bên đường đã đâm vào góc miếng tôn. Cú va chạm khiến miếng tôn cứa ngang cổ bé. Được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, do vết thương quá nặng, mất máu nhiều, cháu bé đã tử vong.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ bé trai bị tôn cứa tử vong trên đường.
Hướng dẫn cách sơ cứu cầm máu vết thương nghiêm trọng
Đặt người bị thương nằm xuống, đặt vị trí đầu hơi thấp hơn thân hoặc nâng cao chân. Vị trí này làm giảm nguy cơ ngất bằng cách tăng lượng máu đến não.
Sau đó, đeo găng tay và tiến hành loại bỏ chất bẩn bất kỳ hoặc các mảnh vụn từ các vết thương. Không nên cố làm sạch vùng quá sâu của vết thương vào thời điểm này. Điều quan trọng nhất là cầm máu. Sử dụng một băng vô trùng hoặc vải sạch và giữ áp lực liên tục trong ít nhất 20 phút. Duy trì áp lực bằng cách buộc chặt vết thương bằng băng (hay một miếng vải sạch) và băng dính. Nếu vẫn tiếp tục chảy máu và thấm qua gạc hoặc vật liệu khác đang đắp nó lên vết thương, không loại bỏ nó. Thay vào đó, thêm nhiều vật liệu hấp thụ lên trên nó.
Nếu máu không ngừng chảy với áp lực trực tiếp, áp dụng áp lực với động mạch cung cấp máu đến khu vực của vết thương. Điểm áp lực của cánh tay là bên trong của cánh tay ngay trên khuỷu tay và ngay dưới nách. Điểm áp lực của chân là phía sau đầu gối và ở háng. Giữ ngón tay phẳng lên vị trí cần bóp mạch, bàn tay kia tiếp tục tạo áp lực trên các vết thương. Cuối cùng, hãy tìm cách cố đình phần cơ thể bị thương khi đã ngừng chảy máu. Đưa người bị thương vào phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.
Tác giả: Vân Tiên
-
Xe chở rác gây tai nạn kinh hoàng, 10 người thương vong
-
Tài xế chở Hồ Ngọc Hà gây tai nạn: Cường đôla chỉ muốn “hỗ trợ bồi thường” cho Hà Hồ vì đã ly hôn.
-
Vụ tài xế Hồ Ngọc Hà gây tai nạn tại sân bay: Cường Đô la bồi thường, tài xế lĩnh án tù giam
-
Cặp tình nhân "yêu" bằng túi nilon gặp "tai nạn" bất ngờ
-
2 người ch.ết, 4 người bị thương do xe tải gây tai nạn liên hoàn