Theo tin tức trên báo Giao thông, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) cho biết, thời điểm bè bị chìm, nhiều ngư dân đã khẩn trương chạy ghe, tàu ra cứu được rất nhiều du khách. Tuy nhiên, có 2 du khách bị chết đuối là Đinh Công D. (29 tuổi) và Nguyễn Thị Liễu C. (24 tuổi) đều là nhân viên thuộc Công ty Kỹ năng Việt (TP. Hồ Chí Minh). Các nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại, nạn nhân D., sau khi cứu được vợ, con cùng một số người khác, do kiệt sức nên anh D. đã bị đuối nước.
Vụ sập bè nổi ở Ninh Thuận: Tử vong vì kiệt sức sau khi cứu nhiều người.
Ông Nguyễn Công Tới (quận 12, TP. Hồ Chí Minh), người trực tiếp tham gia cứu vớt các nạn nhân trong vụ sập bè nổi kể lại: "Sáng 23/7, đoàn chúng tôi khoảng 45 người tới vịnh Vĩnh Hy. Sau khi ngắm san hô tàu đáy kính xong thì lên bè Vĩnh Tiến ăn trưa. Lúc đó khoảng 10h30, khoảng 300 người cùng ăn trưa trên bè Vĩnh Tiến thì có tàu chở thêm 40 du khách cập vào bè. Do gặp sóng lớn, biển động nên tàu đã đâm vào bè.
Chúng tôi đang ăn hải sản thì nghe có tiếng động mạnh. Nhiều người không giữ được bình tĩnh gào thét la lớn bè chìm khiến nhiều người trên bè nhốn nháo và hoảng loạn. Do số lượng khách quá nhiều, quá tải đã làm cho bè bị nghiêng một bên và sau đó chìm, nhiều du khách rơi xuống biển".
Theo ông Võ Đức Triều, GĐ Sở GTVT tỉnh Ninh Thuận, bè này và một số bè phục vụ khách du lịch khác ở vịnh Vĩnh Hy được cải hoán từ những bè nuôi tôm hùm. Tháng 7/2015, Thanh tra của Sở GTVT Ninh Thuận tiến hành kiểm tra, xác định đây là loại phương tiện thủy nội địa, phải có đăng ký, đăng kiểm theo quy định nhưng chưa được đăng kiểm, không đảm bảo an toàn. Tuy đã bị xử phạt nhiều lần nhưng các chủ bè vẫn tiếp tục hoạt động đón khách lên bè ăn uống.
Cứu được vợ con, rồi chính mình lại chết đuối vì cố cứu thêm người khác! |
Ngày 20/7, Sở GTVT đã họp và đang chuẩn bị có văn bản đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo ngưng hoạt động các bè này thì xảy ra sự cố. Lúc 10 giờ 43 phút ngày 23/7, khi trên bè Vĩnh Tiến đang có khoảng 300 du khách ăn uống thì tai nạn xảy ra.
Anh Hân, một du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh kể, đoàn của anh gồm 50 người thuê tàu đi xem rạn san hộ ở vịnh Vĩnh Hy, đến khoảng 10 giờ ngày 23/7 thì lên bè Vĩnh Tiến để ăn uống. Lúc này trên bè có nhiều đoàn khách khác, tổng cộng khoảng hơn 300 khách. Khi đoàn của anh ngồi trên bè Vĩnh Tiến được hơn 30 phút thì có thêm 1 chiếc tàu chở khách tấp vào, va chạm rất mạnh vào thành bè.
Thấy bè chao đảo, mọi người mất bình tĩnh chạy dồn về một phía, làm bè mất cân bằng gãy ngang, một nửa bè chìm xuống nước. Mọi người chạy dẫm đạp lên nhau, một số người rơi xuống nước. Nghe tiếng kêu cứu, nhiều tàu, ca nô của ngư dân và các bè nổi gần đó đã đến, quăng phao về phía bè bị chìm, một số người biết bơi nhảy xuống cứu vớt những người đang chới với dưới nước.
Ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, vịnh Vĩnh Hy là khu du lịch nhưng liên quan đến sự quản lý của nhiều ngành và huyện Ninh Hải. Ngay sau khi được tin báo về tai nạn, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận và huyện Ninh Hải đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn.
Lữ Đoàn Đặc công 5 đã cử đội lặn rà soát kỹ bè Vĩnh Tiến và khu vực xung quanh để tránh việc bỏ sót các nạn nhân bị chìm, đồng thời tìm kiếm tài sản của nạn nhân. Cơ quan chức năng cũng yêu cầu 5 bè khác và 5 ca nô vào sát bờ, số khách trên các bè này đều được đưa lên bờ.
Đại diện Sở Văn hóa Thể thao Du lịch cho biết, theo quy định thì các nhà hàng nổi phải đăng ký, đăng kiểm theo quy định nhưng hầu hết các nhà hàng bè nổi ở vịnh Vĩnh Hy đều chưa đăng ký.
Nhà hàng nổi Vĩnh Tiến có đăng ký kinh doanh ăn uống nhưng chưa đăng ký đăng kiểm đường thủy.
Đại diện UBND tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm hỏi, động viên những du khách bị thương và thân nhân người bị tử vong, chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả tai nạn. Tiếp theo, tỉnh sẽ xem xét, đánh giá làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng này.
Ông Trần Quốc Nam – Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đây là vụ việc rất nghiêm trọng, ngay sau khi nhận thông tin UBND tỉnh đã tập trung xuống hiện trường để xử lý vụ việc. Để chia sẻ cho những gia đình có người bị nạn, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng tổ chức thăm, hỏi động viên chia sẻ cho những gia đình có thân nhân bị thiệt hại, hỗ trợ cho gia đình có người bị mất với số tiền 2 triệu đồng/người, bị thương 500.000 đồng/người.
UBND tỉnh đã thông báo đình chỉ hoạt động tạm thời các tàu đáy kính kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và các lồng bè kinh doanh dịch vụ ăn uống tại vịnh đến khi điều tra, xác định rõ nguyên nhân vụ việc. Đồng thời tiến hành kiểm tra nếu như hội đủ điều kiện theo quy định pháp luật mới cho hoạt động kinh doanh trở lại.
Đúng là bi kịch. Hy sinh cả thân mình vì mạng sống của người khác để rồi chính mình lại thành nạn nhân. Người vợ người con kia không biết sẽ phải trải qua nỗi đau này thế nào đây?
>Vụ sập nhà hàng nổi: Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở lồng bè (Xã hội) - (Phunutoday) - Một nhà hàng nổi ở vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận) bị sập khiến gần 300 người rơi xuống biển. Hiện, các cơ sở lồng bè tại đây tạm đình chỉ hoạt động. |
>Nhiều phụ nữ bế con hoảng loạn thoát khỏi nhà hàng sập trên biển (Xã hội) - (Phunutoday) - "Họ hốt hoảng, la hét, mặt tái mét khi được đưa lên bờ, trong đó nhiều phụ nữ bồng con khóc lóc", một nhân chứng vụ sập nhà hàng cho biết. |
Tác giả: Nguyễn Trà Mi