Nhớ làm điều này cả đời ung thư phổi không ghé thăm

( PHUNUTODAY ) - Nhớ làm điều này cả đời ung thư phổi không ghé thăm rất đơn giản nhưng ít ai biết để thực hiện.

ung-thu-phoi

Bệnh ung thư phổi hiện được xem là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư. Vậy, nên làm gì để ngăn ngừa ung thư phổi tấn công bạn? Câu trả lời có ngay sau đây.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, thường xuyên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe phổi

Nếu bạn muốn tránh xa căn bệnh liên quan đến phổi, ăn uống đúng cách, tốt cho phổi cũng là nhiệm vụ chính để đảm bảo sức khỏe của bộ phận này.

Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chức năng nuôi dưỡng phổi và chăm sóc điều hòa chức năng phổi, như khoai mỡ, nấm trắng (ngân nhĩ), hoa huệ và lê…

Trong những khoảng thời gian bình thường hàng ngày, bạn cũng có thể ăn thêm nhiều trái cây và rau quả, bởi vì những thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, có thể ngăn ngừa ung thư tế bào trong cơ thể một cách hiệu quả và giảm nhẹ khả năng sản sinh các tế bào xấu, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi.

Đồng thời, hãy tạo thói quen giảm lượng thức ăn cay và thực phẩm có tính kích thích, chẳng hạn như hành, tỏi, gừng, hạt tiêu,… và chú ý hạn chế ăn các thực phẩm gây kích ứng như thực phẩm chiên và các món kiểu hun khói.

Phát triển thói quen kiểm tra thể chất thường xuyên

Nếu bạn có thói quen tốt này, thì có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề, đặc biệt đối với một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, thời gian điều trị rất quan trọng và kiểm tra thể chất thường xuyên có thể giúp các bác sĩ sớm phát hiện kịp thời các bất thường trong cơ thể, để kịp thời điều trị.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nam giới trung niên (khoảng sau 40 tuổi), đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc lá, nên chú ý đi khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ thường xuyên, để có thể phát hiện bệnh phổi và điều trị kịp thời.

Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngơ ung thư phổi, có thể được điều trị sớm hơn, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao khoảng đến 90% hoặc hơn. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, việc điều trị về cơ bản không còn là vấn đề có thể thực hiện được, tỉ lệ chữa khỏi rất thấp.

Triệu chứng của ung thư phổi

Triệu chứng của ung thư phổi rất đa dạng, phong phú, bệnh nhân có thể có rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể không hề có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhân một lần đi khám vì một lý do khác về sức khỏe mà phát hiện ra.

- Ho:

+ Đa số ung thư phổi đều bắt đầu bởi biểu hiện ho khan, sau đó có thể có ho đờm. Một số trường hợp có khạc đờm mủ, đờm màu xanh, màu vàng do bội nhiễm phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn phế quản.

+ Cần nghĩ tới chẩn đoán ung thư phổi ở những đối tượng nam giới, tuổi trên 40, hút thuốc kéo dài để tiến hành chụp X quang phổi và làm các thăm dò chẩn đoán khác.

- Ho ra máu: Gặp triệu chứng này ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn với đờm thường ho về buổi sáng và trong nhiều ngày, có thể nghe thấy tiếng rít phế quản chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn.

- Viêm phế quản, viêm phổi tái diễn nhiều lần, sau điều trị bệnh nhân đã hết sốt, hết ho nhưng tổn thương trên X quang phổi còn tồn tại trên 1 tháng.

- Đau ngực: không có địa điểm đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương đau kiểu thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.

- Khó thở: khó thở ít gặp, thường do khối u phổi chèn ép gây tắc khí phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi làm bệnh nhân khó thở.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn