Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh ung thư mắt

( PHUNUTODAY ) - Đối với những gia đình có người thân bị bệnh ung thư mắt thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh polyp mũi.

Phương pháp chẩn đoán khi mắc ung thư mắt

Chuyên gia ung thư mắt nhắc nhở: Phát hiện và điều trị sớm là nguyên tắc cơ bản của điều trị ung thư mắt, một khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ là ung thư mắt nên kịp thời đến chuyên khoa của bệnh viện uy tín để kiểm tra.

Kiểm tra chuyên khoa: Bác sỹ chủ yếu kiểm tra kích thước, vị trí, hình thái, độ cứng của khối u, xem ấn vào có đau không có di chuyển không, có loét không, tình trạng lan ra xung quanh và lấn sâu vào trong như thế nào, nghe kỹ xung quang phần mí mắt và hốc mắt có tạp âm hay không… Ngoài ra bác sỹ còn kiểm tra khối u phát triển cục bộ hay có di căn, khi cần thiết phải mời bác sỹ chuyên khoa có liên quan cùng hội chẩn, phân biệt khối u vùng mắt đó là nguyên phát hay do di căn.

Kiểm tra thị lực: Tầm nhìn, hướng lồi của cầu mắt, độ lồi, vận động của cầu mắt, nhãn áp, đáy mắt, khi cần thiết phải chụp phim xuyên màng cứng hoặc kiểm tra bằng phương pháp hạt nhân phóng xạ 32P, kiểm tra siêu âm dạng B.

Chụp Xquang kiểm tra hốc mắt và thần kinh thị giác: Khi có điều kiện có thể chụp tĩnh mạch hốc mắt, chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ (MRI).

32.cach-cham-soc-nguoi-bi-ung-thu-mat-phunutoday.vn
 

Kiểm tra tình trạng toàn thân khi cần thiết có thể kiểm tra thêm chức năng gan và thận.

Trong điều kiện cho phép có thể lấy tế bào tổ chức bệnh đem đi sinh thiết.

Điều trị khi phát hiện ung thư mắt

Ung thư mắt ở các thời kỳ khác nhau áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, chuyên gia về ung thư mắt của bệnh viện chỉ ra rằng, do hiệu quả của việc điều trị đơn thuần một phương pháp không cao, vì vậy chuyên gia cần phải căn cứ tình hình cụ thể của từng bệnh nhân, sử dụng kết hợp các kỹ thuật điều trị xâm nhập vết thương nhỏ như điều trị can thiệp, cấy hạt phóng xạ…từ đó đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.

Phẫu thuật điều trị:

Theo Sức khỏe & đời sống, phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị ung thư mắt. Biến chứng bệnh thường giới hạn ở vùng màng chớp mắt, có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng màng đó, đối với bệnh phát sinh và xâm lấn sâu ở kết mạc, cần phẫu thuật cắt bỏ trên một diện tích rộng ra xung quanh đồng thời cắt bỏ vùng tiếp cận màng da mắt, khi ung thư ở trên cầu mắt, sau khi hội chẩn kỹ lưỡng mới có thể tiến hành cắt bỏ cầu mắt, khi ung thư xâm lấn đến vùng cầu mắt và hốc mắt, cần phải cắt bỏ viền mí mắt, vùng da xung quanh, cơ và mô liên kết,… và toàn bộ các bộ phận bên trong hốc mắt.

Phương pháp xạ trị:

Dùng các tia xạ như tia X, tia Y, tia điện tử,… để chiếu vào tổ chức ung thư, có thể tác động hết mức tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy tổ chức ung thư, từ đó có thể đạt được mục đích tiêu diệt tế bào ung thư.

Phương pháp hóa trị:

Hóa trị là phương thức điều trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, khống chế sự phát triển của tế bào ung thư. Lựa chọn điều trị hóa chất trước và sau phẫu thuật có thể nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống cho bệnh nhân.

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư mắt cao ở các nước đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển, hơn nữa do thói quen, tập tục của từng vùng cũng có liên quan tới tỉ lệ phát bệnh cao. Ở các nước đang phát triển, do tỉ lệ tử vong cao đạt tới 60%, trong khi ở Mỹ, con số này chỉ 1-2%.

U lành tính hay ác tính đều có thể gây tổn hại tới mô mắt và chức năng của nó, u ác tính có thể gây tổn hại tới nhãn cầu và thị lực, thậm chí còn có thể di căn não hoặc toàn thân. U ác tính ở bộ phận nào đó trên cơ thể cũng có thể di căn mắt, nhưng nếu thông qua dây thần kinh thị giác hoặc phát triển lên não, thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi khối u chèn ép lên dây thần kinh thị giác, dẫn tới gây tổn thương thị giác, gây suy giảm thị lực đáng kể. Thậm chí có những khối u, nhất là u máu có thể gây ra khả năng xuất huyết cấp tính, càng dễ gây tổn thương cấp tính chức năng thị lực. Do mắt có nhiều dây thần kinh quan trọng, những dây thần kinh này chi phối cảm giác của mắt, vận động nhãn cầu, mí mắt… vì vậy khi dây thần kinh mắt bị khối u chèn ép có thể gây ra hiện tượng xệ mặt, rối loạn vận động nhãn cầu, mắt lác, hoặc các dị tật khác ở mắt

Điều trị đông y:

Đông y có thể sử dụng trên suốt cả quá trình điều trị ung thư mắt, có công dụng hồi phục sức khỏe, điều hòa khí huyết, tăng cường sức đề kháng, dùng đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu thuật, hóa trị liệu có thể phát huy vai trò ức chế sự phát triển của khối u ung thư và cải thiện chất lượng sự sống cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị ung thư mắt

Chế độ ăn rất quan trọng trong suốt thời gian hóa trị ung thư vì giúp đối phó với các tác dụng phụ của thuốc cũng như chống lại tình trạng nhiễm trùng và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Nên chọn chế độ ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tốt nhất là chọn thực phẩm từ các nhóm sau:

- Trái cây và rau quả.

- Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc.

- Bánh mì và những sản phẩm từ sữa.

Dinh dưỡng tốt còn có nghĩa là cung cấp đủ lượng calo hằng ngày cho cơ thể, quan trọng nhất là đủ lượng protein để tái cấu trúc và sửa chữa da, lông, tóc, cơ và các cơ quan bị tổn hại do hóa trị. Ngoài ra, người bệnh còn phải uống đủ lượng nước và các chất lỏng khác để bảo vệ thận và bàng quang trong thời gian hóa trị. Tuy nhiên, các dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, viêm họng - miệng, đau miệng đã làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Mặt khác, khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi cũng sẽ làm cảm giác ăn không ngon miệng. Chị cố gắng thực hiện theo các cách sau đây:

- Ăn từng bữa nhỏ và bất cứ khi nào mà bạn muốn. Không nhất thiết phải theo bữa như thường lệ.

- Uống nước lọc, tốt nhất là nước đun sôi để nguội hoặc các nước giải khát khác ít nhất một giờ trước và sau khi ăn, thay vì uống trong khi ăn.

- Nên ăn và uống chậm và nhai kỹ.

- Tránh ăn nhiều thực phẩm ngọt, chiên xào nhiều dầu mỡ.

- Ngồi nghỉ trên ghế sau khi ăn, đừng nằm liền sau khi ăn.

- Thay đổi các thức ăn cũng như công thức chế biến mới.

- Nếu có thể, nên đi bộ trước khi ăn, điều này tạo nên cảm giác đói.

- Hãy thử thay đổi thời gian và không gian lúc ăn như ăn ở những vị trí không gian khác với thường ngày…

- Ăn với bạn bè, hoặc các thành viên trong gia đình. Khi ăn một mình, có thể nghe nhạc, nghe radio, xem truyền hình…

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn