Người bị bệnh lú lẫn nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị lú lẫn cần có những lưu gì? Và người bị bệnh lú lẫn nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Người bị bệnh lũ lẫn nên và không nên ăn gì?

Cá: Người già mắc bệnh lẫn nên chú ý ăn nhiều cá, vì trong cá chứa chất EPA có tác dụng phòng bệnh tim mạch và chất DHA có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh. Chất EPA có trong axit béo không no, rất nhiều ở các giống cá lưng xanh, có thể phòng chống được bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Còn chất DHA cũng có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh và người cao tuổi cần DHA để chậm lão hóa bộ não, tránh lú lẫn lúc về già.

Dầu mỡ: Một nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy có mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ và chế độ ăn nhiều mỡ toàn phần, chất béo bão hòa và cholesterol. Tuy nhiên mỡ dạng omega-3 có tác dụng chống lão hóa cho tế bào não. Người ta khuyến cáo năng lượng từ chất béo chỉ nên ở mức dưới dưới 30% tổng nhu cầu hàng ngày.

Rau quả sậm màu: Có tác dụng bảo vệ não chống lại sự lão hóa.

49.nguoi-bi-benh-lu-lan-nen-an-gi-phunutoday.vn

 

Đậu nành: Có chứa một thành phần giống estrogen; Trên động vật thí nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Đậu nành đặc biệt tốt cho phụ nữ sau mãn kinh.

Rượu: Nếu dùng lượng vừa phải (một đến hai ly mỗi ngày) thì có tác dụng tốt bảo vệ não do kích thích phóng thích acetylchotine (chất dẫn truyền thần kinh bị khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer).

Folate và vitamin B12: Thiếu vitamin nhóm B là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lẫn tuổi già. Vì vậy bổ sung folate, vitamin B12 sẽ làm giảm hemocysteine (chất làm tăng nguy cơ Alzheimer và bệnh tim mạch).

Vitamin chống oxy hóa: chủ yếu là vitamin E và C, chống sự giải phóng gốc tự do làm tổn thương tế bào.

Hướng dẫn chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị bệnh lú lẫn

Ăn uống

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không nên để bệnh nhân tự nấu ăn hoặc tham gia nấu ăn. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết chọn ăn món nào.

Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng, do vậy thực đơn cần xen kẽ các món ăn khác nhau.

Nếu người bệnh quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay.

Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì người bệnh thường không chịu ngồi yên trong bữa ăn kéo dài.

Nghỉ ngơi

Để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích người bệnh vận động, tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, hạn chế ngủ ban ngày, tránh uống nhiều nước vào buổi chiều, buổi tối để họ khỏi thức dậy đi tiểu ban đêm.

Uống thuốc

Các loại thuốc phải cất trong tủ có khóa cẩn thận. Cần trực tiếp cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Với người bệnh không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn (song phải có tư vấn của bác sĩ để tránh những món ăn tương kỵ với thuốc). Đôi khi phải dỗ như dỗ trẻ em.

Quần áo, giày dép

Cho người bệnh mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, ít cúc, khóa, móc. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, do vậy nên có sẵn hai bộ giống nhau để thay đổi mỗi ngày.

Dùng loại giày dép thiết kế đơn giản, không dây vì có khi người bệnh quên cách buộc dây giày.

Không để người bệnh đi lang thang, lạc lối

Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, cho người bệnh mang vòng hoặc thẻ có tên, địa chỉ, điện thoại. Nhờ hàng xóm để ý nếu thấy người bệnh đi ra khỏi nhà.

Yêu thương, thông cảm với người bệnh

Với thời gian, người bệnh sẽ nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng sinh hoạt cá nhân giảm, mất niềm tin, người bệnh trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử.

Người thân cần nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bệnh để họ cảm thấy an tâm. Con cháu nên tới thăm hỏi thường xuyên, nhất là trẻ nhỏ sẽ khiến người bệnh cảm thấy vui vẻ, được thương yêu. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn