Tàu sân bay 46.000 tấn Ấn Độ làm Trung Quốc lo

Hãng đóng tàu Ấn Độ Cochin Shipyard cho biết vào đầu tháng 8 năm nay sẽ hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên với lượng giãn nước lên đến 46.000 tấn, Defense Aerospace dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony cho biết.
Theo thiết kế tàu sân bay mới của Ấn Độ lớp Vikrant dài 260 m, rộng 60 m, trang bị động cơ LM 2500 của công ty Mỹ General Electric. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 46.000 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý, chở được 29 tiêm kích trên hạm Tejas hoặc MiG-29K/KUB và 10 trực thăng Ка-31 và HAL Dhruv.

Theo thiết kế tàu sân bay mới của Ấn Độ lớp Vikrant dài 260 m, rộng 60 m, trang bị động cơ LM 2500 của công ty Mỹ General Electric. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 46.000 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý, chở được 29 tiêm kích trên hạm Tejas hoặc MiG-29K/KUB và 10 trực thăng Ка-31 và HAL Dhruv.

Việc thiết kế và chế tạo tàu sân bay Vikrant đã được chính phủ Ấn Độ chấp thuận từ tháng 1/2003. Công việc đóng tàu bắt đầu từ tháng 11/2006 do nhà máy Cochin đảm trách, sử dụng kỹ thuật đóng tàu kiểu mô đun (đóng 874 mô đun rồi lắp ghép lại).

Việc thiết kế và chế tạo tàu sân bay Vikrant đã được chính phủ Ấn Độ chấp thuận từ tháng 1/2003. Công việc đóng tàu bắt đầu từ tháng 11/2006 do nhà máy Cochin đảm trách, sử dụng kỹ thuật đóng tàu kiểu mô đun (đóng 874 mô đun rồi lắp ghép lại).

Lớp Vikrant có số nhân viên phục vụ khoảng 1.600 người.  Thân tàu dùng vỏ thép độ bền cao do nhà sản xuất trong nước chế tạo với sự hỗ trợ từ Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).  Ấn Độ có sự hỗ trợ từ cục thiết kế Hải quân Nga trong việc thiết kế hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay. Boong phóng có đường bay hạ cánh và đường bay cất cánh trang bị ba dây hãm.

Lớp Vikrant có số nhân viên phục vụ khoảng 1.600 người. Thân tàu dùng vỏ thép độ bền cao do nhà sản xuất trong nước chế tạo với sự hỗ trợ từ Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Ấn Độ có sự hỗ trợ từ cục thiết kế Hải quân Nga trong việc thiết kế hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay. Boong phóng có đường bay hạ cánh và đường bay cất cánh trang bị ba dây hãm.

Vikrant dùng hệ thống cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh bằng cáp hãm đà (STOBAR) tương tự tàu sân bay Kuznetsov của Nga. Tuy nhiên, kiểu STOBAR chỉ ứng dụng cho chiếc thứ nhất của lớp Vikrant còn từ chiếc thứ hai dùng máy phóng thủy lực tương tự tàu sân bay Mỹ.

Vikrant dùng hệ thống cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh bằng cáp hãm đà (STOBAR) tương tự tàu sân bay Kuznetsov của Nga. Tuy nhiên, kiểu STOBAR chỉ ứng dụng cho chiếc thứ nhất của lớp Vikrant còn từ chiếc thứ hai dùng máy phóng thủy lực tương tự tàu sân bay Mỹ.

Về hệ thống phòng vệ, Vikrant vũ trang hệ thống tên lửa hải đối không tầm xa (ống phóng chứa đạn tên lửa đặt theo phương thẳng đứng) cùng hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần dùng để đối phó với tên lửa đối hạm và máy bay đối phương.  Ngoài ra, theo thiết kế thì tàu còn có 4 pháo hạm siêu tốc OTO Melara 76mm có tốc độ bắn 120 viên/phút, tầm bắn 30km.

Về hệ thống phòng vệ, Vikrant vũ trang hệ thống tên lửa hải đối không tầm xa (ống phóng chứa đạn tên lửa đặt theo phương thẳng đứng) cùng hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần dùng để đối phó với tên lửa đối hạm và máy bay đối phương. Ngoài ra, theo thiết kế thì tàu còn có 4 pháo hạm siêu tốc OTO Melara 76mm có tốc độ bắn 120 viên/phút, tầm bắn 30km.

Dự kiến, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant sẽ chính thức đi vào phục vụ năm 2014, chiếc thứ hai dự kiến biên chế vào năm 2017.

Dự kiến, chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant sẽ chính thức đi vào phục vụ năm 2014, chiếc thứ hai dự kiến biên chế vào năm 2017.

Theo kế hoạch, trong vòng 10 năm nữa Ấn Độ sẽ sở hữu 4 tàu sân bay cùng phi đội chiến đấu cơ với sức chiến đấu mạnh mẽ.

Theo kế hoạch, trong vòng 10 năm nữa Ấn Độ sẽ sở hữu 4 tàu sân bay cùng phi đội chiến đấu cơ với sức chiến đấu mạnh mẽ.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo dự đoán trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ đóng thêm vài tàu sân bay còn Tân Hoa xã dẫn lời Phó tham mưu trưởng hải quân Tống Học tuyên bố tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không tìm được loại chiến đấu cơ phù hợp với tàu sân bay hơn và cải thiện hệ thống cất - hạ cánh thì dù Trung Quốc có 3 tàu chở J-15 cũng khó “lên mặt” với Ấn Độ.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ ra báo cáo dự đoán trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ đóng thêm vài tàu sân bay còn Tân Hoa xã dẫn lời Phó tham mưu trưởng hải quân Tống Học tuyên bố tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ lớn hơn tàu Liêu Ninh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không tìm được loại chiến đấu cơ phù hợp với tàu sân bay hơn và cải thiện hệ thống cất - hạ cánh thì dù Trung Quốc có 3 tàu chở J-15 cũng khó “lên mặt” với Ấn Độ.

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời các chuyên gia nhận định chương trình tàu sân bay của Ấn Độ có nhiều ưu điểm hơn của Trung Quốc. Ít nhất là trong hiện tại

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời các chuyên gia nhận định chương trình tàu sân bay của Ấn Độ có nhiều ưu điểm hơn của Trung Quốc. Ít nhất là trong hiện tại

Các loại máy bay chiến đấu, tiêm kích, trực thăng săn ngầm được trang bị trên tàu sân bay mới của Ấn Độ

Các loại máy bay chiến đấu, tiêm kích, trực thăng săn ngầm được trang bị trên tàu sân bay mới của Ấn Độ

15 năm tới dù có tới 3 tàu sân bay thì Trung Quốc vẫn chưa thể uy hiếp Ấn Độ ( Theo Lenta, Tiếng nói nước Nga,)

15 năm tới dù có tới 3 tàu sân bay thì Trung Quốc vẫn chưa thể uy hiếp Ấn Độ ( Theo Lenta, Tiếng nói nước Nga,)