Thực đơn của những người nói tiếng Nam Đảo đầu tiên

( PHUNUTODAY ) - Nói cách khác, người ta có thể chứng minh rằng vùng Đông Dương có thể đối sánh được với những niên đại nông nghiệp sớm nhất của Trung Quốc.

(Phunutoday)-Các di chỉ tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện gốm văn thừng và văn khắc vạch, những chiếc bôn đá mài quen thuộc từ trung kỳ Đồ Đá Mới ở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở di chỉ Sakai tại Thái Lan người ta phát hiện những di vật tương tự có cùng niên đại và có cả hạt lúa...

[links()]
o
Hình 10: Những khoảnh Đá Mới ở Đông Nam Á. Sự phân bố của các địa điểm khảo cổ sơ kỳ Đồ Đá Mới (chữ in nghiêng). Cần lưu ý sự vượt trội củ các di chỉ hang động được bảo vệ, phản ánh khả năng là các di vật sơ kỳ Đồ Đá Mới trên thềm Sunda đã bị phá hủy. Các vùng có gạch chéo để chỉ thềm lục địa đến 100 mét.
Bellwood liệt kê ra ba kỹ năng hay ba thói quen mà ông cho là trụ cột của công việc tái tạo về mặt ngôn ngữ-khảo cổ đối với sự phát tán của tiếng Nam Đảo từ Trung Quốc sang Đài Loan sau đó đến Philipine. Đó là: ăn trầu, trống lúa và làm đồ gốm. Trong đó kỹ năng thứ hai –trồng lúa-là một lựa chọn có phần gây hoang mang.

Các bằng chứng về khảo cổ học và dân tộc học cho thấy rằng trong suốt thời kỳ phát tán của người nói tiếng Nam Đảo, cây cọ sagu và cây lấy củ như khoai sọ, khoai lang là những món ăn ăn chính thời tiền sử chứ không phải là cây lúa. Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng mà Bellwood dành cho cây lúa trong đoạn văn sau đây liên quan đến nguồn gốc của ngôn ngữ Nam Đảo:

Về tổ hợp Đồ Đá Mới cổ xưa nhất ở Đài Loan, tôi cho rằng, cần phải chấp nhận khả năng về sự mở rộng của nghề trồng lúa và những kỹ thuật liên quan bắt nguồn từ châu thổ sông Dương Tử qua các vùng Triết Giang, Phúc Kiến. Đơn giản là bởi vì tôi xem nghề trồng lúa là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế làm chỗ dựa cho sự phát tán ban đầu của ngôn ngữ Nam Đảo, và bởi vì dựa trên hiểu biết hiện nay, các di chỉ tại Dương Tử có một ưu thế rõ rệt về mặt niên đại trong nghề trồng lúa. Nếu người ta tìm thấy được bằng chứng về nghề trồng lúa tại Việt Nam, Hồng Kông và Quảng Đông trước 3500 năm trươc Công nguyên thì lúc đó tôi mới thay đổi quan điểm này.

Bellwood có thể sẽ phải thay đổi quan điểm của mình nều những phát hiện gần đây được khẳng định. Nhà khảo cổ học người Thái Lan, Surin Pookajorn đã tìm thấy những hạt lúa gắn với đồ gốm và các di vật khác thời kỳ Đồ Đá Mới như bôn, đá mài ở hang động Sakai phía Nam Trung Quốc, xuôi xuống phía bán đảo Malay (xem hình 10). Những khu định cư này có niên đại cách đây khoảng từ 9260-7620 năm. Kiểu dáng của những di chỉ tại tầng khảo cổ này có thể sánh được với những địa điểm sơ kỳ Đồ Đá Mới trên bán đảo Đông Dương tại Ban Kao (Thái Lan) và Gua Cha phía dưới bán đảo này. Ngay dưới lớp địa tầng Đồ Đá Mới là nền văn hóa Hòa Bình tiền Đá Mới điển hình có trước cơn đại hồng thủy, cho thấy cư trú của con người mang tính liên tục. Mặc dù rất thận trọng để tránh khả năng khái quát hóa trên cơ sở một vài niên đại nhưng
Pookajorn vẫn đi đến kết luận rằng “cần phải xem xét lại thời kỳ Đồ Đá Mới tại Đông Nam Á”.

Đây thực sự là cách nói tránh, nói giảm. Trên thực tế, nếu phát hiện của Pookajorn được xác minh, nó có thể đảo ngược ít nhất hai định kiến trước đây về thời tiền sử Đông Nam Á. Cư dân Hòa Bình, những người sống trước thời kỳ Đồ Đá Mới tại Đông Dương cách đây ít nhất 10.000 năm, thường được xem là tổ tiên của những cư dân nói tiếng Nam Á. Sau đó hàng ngàn năm, họ được coi là đã tiếp thu các kỹ năng nông nghiệp nhờ sự phát tán của các nền văn hóa sơ kỳ Đồ Đá Mới từ phía Bắc Trung Quốc.

Phát hiện của Pookajorn có thể đảo chiều quá trình tiếp thu này nhưng không phải là phát hiện duy nhất. Wilhelm Solheim đã từng lập luận rằng cư dân Hòa Bình không lạc hậu như người ta nghĩ và có thể họ đã bắt đầu trồng cây rễ củ từ rất sớm. Nhà khảo cổ học người Mỹ Joyce White đã đẩy niên đại khởi điểm Ban Chang, một xã hội thuần nông trên bán đảo Thái Lan, lên đến thiên niên kỷ thứ sau và thứ bảy trước Công nguyên. Nói cách khác, người ta có thể chứng minh rằng vùng Đông Dương có thể đối sánh được với những niên đại nông nghiệp sớm nhất của Trung Quốc. Di chỉ khảo cổ sớm nhất tại Trung Quốc có bằng chứng rõ ràng về nghề trồng lúa quy mô rộng là vùng Hemudu ở ngay dưới cửa sông Dương Tử.

Di chỉ trung kỳ Đồ Đá Mới này có cư dân cư trú cách đây khoảng 7000-5900 năm và theo Bellwood, đây chính là cội nguồn của các nền văn hóa Nam Đảo. Dấu hiệu sớm nhất về cây lúa ở Trung Hoa là trên thượng lưu sông Dương Tử tại vùng Pengtoushan vào khoảng 6500-5800 năm trước Công nguyên nhưng người ta vẫn chưa rõ là liệu các hạt lúa này là từ các cây dại hay cây đã thuần dưỡng. Charles Higham có nói: “Việc xác định quá trình chuyển tiếp sang trồng lúa là vấn đề trung tâm của thời tiền sử Đông Nam Á. Cho đến nay, nó vẫn là một mục tiêu đang mong mỏi.

Đồng lúa Việt Nam
Đồng lúa Việt Nam
Tại một vài di chỉ Đồ Đá Mới ở Đông Dương, thường là những nơi còn nói tiếng Nam Á, người ta đã tìm thấy những di vật chứng minh rằng nghề trồng lúa và nông nghiệp có từ rất sớm ở khu vực này, ví dụ như những chiếc cuốc và dao làm bằng phiến đá mài lưỡi để cắt lúa. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa phát hiện được hạt lúa thực sự hay những cây trồng có thể nhận biết được trên khu vực này mãi cho đến gần đây. Những di chỉ bao gồm Thẩm Phi nổi tiếng gần biên giới Miến Điện hay những khu định cư ven biển trong vịnh Băng Cốc cho đến Việt Nam. Tất cả đều có niên đại vào thiên niên kỷ thứ năm trước Công nguyên và cho thấy tính liên tục từ nền văn hóa Hòa Bình trước đó.

Các di chỉ tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện gốm văn thừng và văn khắc vạch, những chiếc bôn đá mài quen thuộc từ trung kỳ Đồ Đá Mới ở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở di chỉ Sakai tại Thái Lan người ta phát hiện những di vật tương tự có cùng niên đại và có cả hạt lúa. Điều đó mâu thuẫn với quan điểm cho rằng người Trung Quốc tìm ra lúa đầu tiên. Kết luận này là có khả năng nhất về khía cạnh sinh học. Như Peter Bellwood đã chỉ ra, xét về mặt khí hậu, quê hương của nghề trồng lúa là vùng Đông Dương nhiệt đới kéo dài xuống biên giới với Malaysia, Miến Điện, Bangladesh và vùng bờ biển cực Nam Trung Quốc. Phần lớn vùng Dương Tử và tất cả mọi vùng sông Hoàng Hà- hai trung tâm phát triển Đồ Đá Mới của Trung Quốc- đều nằm ngoài những khu vực này. Và như tôi đã trình bày ở phần dưới, quan điểm cho rằng Đông Nam Á là nguồn gốc của nghề trồng lúa có thể có những hệ lụy sâu rộng đến sự lan rộng thời tiền sử của nghề này sang phía Tây Ấn Độ.

Sauk hi xem nghề trồng lúa có vai trò quan trọng đối với sự mở rộng của ngôn ngữ Nam Đảo ra ngoài phạm vi Philipine, Bellwood trở lại với Đài Loan và cho rằng cây lúa chỉ xuất hiện ở Đài Loan cách đây 5000 năm, một kết luận gây ngạc nhiên bởi nó diễn ra 1500 năm sau khi những người nói tiếng Nam Đảo được xem là đã đến Trung Quốc theo giả thuyết của chính Bellwood và cũng thời kỳ này. Ông đưa họ di cư sang Philipine.

  • Stephen Oppenheimer
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn