Toàn bộ trẻ cùng một xã bị nhiễm độc chì

( PHUNUTODAY ) - Gần đây, người dân xã Chỉ Đạo (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) đứng ngồi không yên khi Viện Y học và Vệ sinh môi trường công bố danh sách trẻ em bị nhiễm độc chì chiếm 100% tổng số em được xét nghiệm.

Gần đây, người dân xã Chỉ Đạo (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) đứng ngồi không yên khi Viện Y học và Vệ sinh môi trường công bố danh sách trẻ em bị nhiễm độc chì chiếm 100% tổng số em được xét ngiệm. Theo đó hàm lượng chì trong máu vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-7 lần, có trẻ đã ở mức báo động.
[links()]
Trẻ ở xã Chỉ Đạo không phải bị nhiễm chì do uống thuốc cam mà do môi trường sống gây nên. Người dân xã Chỉ Đạo, trọng điểm là thôn Đông Mai, chuyên nghề sản xuất chì từ phế liệu ắc quy từ mấy chục năm nay.

Một cơ sở sản xuất chì từ ắc quy phế liệu của người dân thôn Đông Mai  (Ảnh Dân Việt)
Một cơ sở sản xuất chì từ ắc quy phế liệu của người dân thôn Đông Mai (Ảnh Dân Việt)

Được biết từ nhiều năm nay, người dân xã Chỉ Đạo là làng nghề chuyên sản xuất chì tại nhà bằng cách sản xuất chì từ phế liệu ắc quy. Hàng chục lò nấu chì thủ công mọc lên ở khu vực này.

"Cứ vào buổi chiều, hàng chục, hàng trăm lò nấu chì thủ công dàn hàng ngang trên đường mà đốt. Khói bụi mù mịt, ô tô, xe máy muốn nhìn đường đi phải bật đèn vàng". Tuy nhiên tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại nhưng người dân ở đây hầu như không có bảo hộ.

Theo công bố kết quả nguên cứu của Viện Y học và Vệ sinh môi trường về mức độ ô nhiễm tại xã Chỉ Đạo năm 2007-2008 cho thấy, mức ô nhiễm chì trung bình trong không khí vượt tiêu chuẩn 3,47 lần và càng gần lò đun thì hàm lượng chì trong khói bụi, nước càng cao.

Có những thời điểm, hàm lượng chì vượt ngưỡng hơn 10 lần cho phép. Các loại thực phẩm như rau, cá có hàm lượng chì nhiễm vượt tiêu chuẩn 4,61 lần...

Ông Lỗ Văn Tùng - người phụ trách nghiên cứu cho biết: “Theo tiêu chuẩn của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ, hàm lượng chì trong máu bình thường của trẻ em không được vượt ngưỡng 10mcg/dl, nhưng 100% mẫu máu các em ở xã Chỉ Đạo đều có hàm lượng chì từ 18,9-74,52mcg/dl, trong đó 39 em có hàm lượng chì trên 40mcg/dl - mức báo động”.

TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: Do hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém nên trẻ dễ ngộ độc chì hơn người lớn. Trẻ nhiễm chì dễ dẫn đến suy gan, thận. Nguy hiểm hơn, nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ có thể gây nên bệnh Alzheimer (mất trí nhớ, sụt cân, khó khăn trong vận động) khi trẻ trưởng thành.
  • Minh Đức (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn