11 cây dại ở VN hóa ra lại được xếp hạng là rau ăn tốt đầu bảng, chữa nhiều bệnh: Nhiều người không biết

( PHUNUTODAY ) - Những loại cây này mọc rất nhiều ở Việt Nam, là loài mọc dại nhưng ăn được và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Rau xương cá

Rau này thường mọc dại ở trong vườn nhà hoặc ven sông, ven suối. Rau nấu canh với thịt băm hoặc xào rất ngon.

Trong Đông y, loại rau này là một loại thảo dược chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bong gân,...

Bèo tây

Có thể bắt gặp bất cứ vùng ao, hồ nào trên Việt Nam. Có nơi còn phải chi tiền để vớt và vứt chúng đi, nhưng khi sang Nhật loại cây này lại được bán với giá 16k/cây.

Người Nhật mua bèo tây từ siêu thị về để làm gỏi hoặc chữa một số bệnh ngoài da.

Cây tầm bóp

Cây tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh. Loại cây này thường mọc hoang quanh năm ở ven ruộng, ven đường làng quê... Cây có quả giống hình lồng đèn, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng.

Theo Đông y, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả.

Rau dừa nước

Tên gọi khác là Thủy long. Loại rau này thường sống ở những chỗ đầm nước hoặc trên cánh đồng lúa, ao hồ... Ngọn và lá rau có thể dùng để ăn sống cho mát, có thể luộc hay nấu canh.

Rau dền cơm

Còn được gọi là rền gai, mọc dại ở những nơi đất bỏ hoang. Rau thân thảo, đứng thẳng, phân nhánh cao từ 0,4 đến 1m, có gai ở nách lá. Rau này dù chế biến theo hình thức như nấu canh, luộc hoặc xào đều ngon và giải nhiệt.

Rau đắng cảy

Rau đắng cảy là loại rau dại mọc nhiều trên rừng và núi cao. Như tên gọi, nó có vị đắng nơi đầu lưỡi khi vừa nếm thử, nhưng sau đấy sẽ có vị ngọt, bùi nơi cuống họng. Với nhiều người, ăn nhiều món rau này có thể “gây nghiện” vì rất ngon. Theo dân gian, đắng cảy bổ dưỡng và có lợi cho máu, huyết áp.

Rau càng cua

Là một loại cây dại, rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… Không chỉ được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc.

Theo Đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, tiêu hóa kém... Ngoài ra, nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau hay trị phỏng.

Rau sam

Rau sam là loại mọc dại rất nhiều ở Việt Nam, có vị chua, thanh, ưa sống ở nơi đất cát hoặc pha cát.

Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng Omega 3 cao… chính điều này nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp. Bên cạnh đó, lượng Omega 3 có trong rau sam còn góp phần trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim…

Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày. Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất nhất, chúng ta có thể dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống, vừa giúp giảm cân, đồng thời có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

Rau vón vén

Vón vén là loài cây dạng thân leo được mọc thành bụi, quấn lên các cây khác trong rừng. Lá vón vén có vị chua dịu, thường được người dân tộc Thái vùng Tây Bắc sử dụng để nấu canh, gỏi cá...

Rau dớn

Loại rau này có ở vùng núi rừng hay nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời. Ngày nay, nó đã trở thành một loại rau đặc sản và có giá trị kinh tế cao.

Rau bò khai

Đây là rau rừng mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc. Rau này còn có tên gọi khác như: rau hiến, rau phắc hiển hay rau lòng châu sói…

Rau bò khai vừa dễ chế biến, rất ngon mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tác giả: Thạch Thảo