Hàng xóm là F0 hay ở gần khu cách ly chỉ sợ virus 'bay qua không khí' vào nhà: Nghe bác sĩ giải thích

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người lo lắng rằng nếu hàng xóm là F0 hoặc nhà gần bệnh viện, khu cách ly thì có sợ virus bay trong không khí vào nhà hay không.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Thật sự ra đường không biết mình là 'f mấy'. vì F0 ngoài cộng đồng rất lớn.

Nhiều người có chung nỗi lo rằng, ví dụ F0 cạnh nhà của họ hoặc khu cách ly gần nhà thì có sợ bị lây hay không. Liên quan tới vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã có những chia sẻ cụ thể.

123

Virus không theo không khí thổi bay từ nhà này sang nhà khác

Theo bác sĩ Khanh, khi biết hàng xóm nhà mình là F0 thì trước hết cần bình tĩnh và không nên quá lo lắng, hơn nữa cũng không cần phải đóng kín cửa vì virus không theo không khí thổi bay từ nhà này sang nhà khác.

Chuyên gia này giải thích, virus SARS-CoV-2 thường lây trong phòng kín, tù túng. Chúng lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người mang virus.

Những Giọt bắn này khi văng ra bắn trực tiếp vào bạn hoặc bắn trên bề mặt rồi bạn sờ tay phải, vô tình đưa lên mũi, miệng làm virus tấn công, xâm nhập. Vậy nên, để tránh virus xâm nhập thì nhà cửa phải thông thoáng, nên mở cửa, bật quạt.

Chính vì chỉ lây từ người qua người cho nên nếu mình không gặp người bệnh thì không bao giờ bị bệnh, hoặc nếu có gặp mà phòng thủ đúng cách thì cũng không bao giờ bị nhiễm. Và bàn tay của mình không tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh sử dụng hoặc giọt bắn của người bệnh văng vào, và chúng ta không đưa lên vùng mũi, miệng thì cũng không thể bị nhiễm.

Và một điều nữa, nếu mình không đi vào phòng lạnh, kín mà trước đó không có người bị bệnh ho hoặc nói chuyện ở đó thì mình cũng không thể bị bệnh. Chỉ khi nào mình đi vào một phòng kín, lạnh có người bị nhiễm ho, nói chuyện trong đó mà mình không mang khẩu trang thì cũng có thể bị nhiễm.

Vậy nên, nếu thực hiện đúng những điều trên thì chúng ta là người an toàn.

Đối với gia đình thì rất khó để mang khẩu trang khi tiếp xúc với nhau, cho nên muốn gia đình an toàn thì tất cả thành viên trong gia đình đều phải an toàn.

Nếu mình đi qua nhà họ hàng, trong nhà họ hàng có người không an toàn mà mình không mang khẩu trang khi tiếp xúc, thì mình trở thành người không an toàn và rồi mang về cho gia đình. Thì cuối cùng gia đình vốn dĩ đang là cộng đồng an toàn nhưng mình lại mang nguồn không an toàn về thì gia đình trở thành không an toàn.

Họ hàng, mình có thể nghĩ là họ an toàn nhưng không chắc được, bởi vì mình không thể biết được những ai đã đến nhà họ hàng của mình. Cho nên chỉ khi nào mình biết chắc chắn người đối diện an toàn, mình sinh hoạt với người ta thì mình mới là người an toàn.

Đối với một cơ quan thì sẽ khó hơn nhiều so với một gia đình hay họ hàng. Bởi vì cơ quan là tập hợp những người ở nhiều xóm, nhiều quận khác nhau, họ có nhiều gia đình và họ hàng khác nhau thì lúc đó có rất nhiều yếu tố để người trong cơ quan trở thành không an toàn. Không bao giờ cơ quan an toàn được nếu một trong những thành viên trong cơ quan là người không an toàn.

111

F0 sau khi từ khu cách ly trở về nhà thì nguy cơ lây nhiễm không đáng lo

Theo bác sĩ Khanh, khi một F0 trở về gia đình để cách ly theo dõi tại nhà, mục đích cơ sở y tế cần làm đó là không để F0 lây trong gia đình và cộng đồng.

Chuyên gia này cũng cho biết, những F0 sau khi từ khu cách ly trở về nhà thì nguy cơ lây nhiễm không đáng lo. Bởi vì với những người nhiễm virus thì sau ngày 8 – 10, nồng độ virus giảm thấp ít khả năng lây lan cho người khác.

Nếu F0 được xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính hoặc dương tính nhưng nồng độ thấp thì không còn khả năng lây cho người xung quanh. Chính vì vậy mà Bộ Y tế mới đưa ra quy định bệnh nhân xét nghiệm âm tính hoặc CT

Bác sĩ Khanh cho biết, trong thời gian này, bệnh nhân chỉ có thể bội nhiễm thêm virus khác chứ không thể có hiện tượng virus giảm sau đó lại tăng vọt lên. Vì vậy, nếu như F0 về nhà, hàng xóm cũng không nên quá lo lắng virus sẽ bay sang nhà mình như nhiều người nghĩ. Không nên cửa đóng then cài mà nên mở cửa sổ để không khí lưu thông.

Với cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm chỉ khi nào F0 không mang khẩu trang, tiếp xúc với người không mang khẩu trang

Bác sĩ Khanh giải thích, virus SARS-CoV-2 không thể văng từ nhà này sang nhà khác mà nó chỉ lây nhiễm trong khoảng cách 2 mét, tiếp xúc gần không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang sai. Vậy nên, bản thân những người có hàng xóm là F0 đang cách ly tại nhà, cố gắng tự mình phòng bệnh trước.

BS Khanh cho biết, nhiều trường hợp sợ mắc bệnh, tránh hàng xóm F0 nhưng lại không chú ý nguồn lây khác như ngoài chợ hay ngoài cơ quan. Nhưng thực tế chắc chắn những F0 đã vượt qua nCoV họ sẽ có ý thức cách ly hơn.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo, để phòng nCoV, tốt nhất mọi người nên:

- Cố gắng vệ sinh nhà cửa, đảm bảo phòng nhà mình thông thoáng.

- Khi đi ra ngoài tuân thủ 5k. Trong thời gian này, tốt nhất mỗi người nên tự giữ cho bản thân mình an toàn trước.

- Đi làm tốt nhất không tiếp xúc gần với đồng nghiệp, bởi vì chưa chắc đồng nghiệp của bạn đã an toàn.

- Về nhà, bạn không tiếp xúc với hàng xóm.

- Sinh hoạt trong nhà, các thành viên cố gắng cùng nhau tự xây dựng cách phòng bệnh và giữ khoảng cách an toàn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link