1. Chống nóng cho tường và mái nhà
Lựa chọn những loại gạch và các chất liệu cách nhiệt cho tường và mái nhà giúp phần nào chống nóng cho nhà hiệu quả.
Việc này cần được lưu ý ngay khi bạn tiến hành thiết kế và xây dựng nhà, đặc biệt là đối với những căn nhà hướng Tây thường xuyên bị nắng nóng. Mái nhà tiếp xúc trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời, tường nhà nếu quá mỏng hoặc không thể cách nhiệt sẽ khiến cho nhà lúc nào cũng “hừng hực”.
Vì vậy bạn nên lựa chọn sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà vì chúng có khả năng cách nhiệt khá tốt, nhiều gia đình còn tiến hành xây 2 lớp tường gạch. Ngoài ra có thể dùng sơn cách nhiệt, hoặc giăng những tấm vải hay tấm bạt che nắng bớt chiếu vào tường nhà. Mái ngói, gạch, tấm lợp… được khuyến khích sử dụng hơn cả khi xây nhà tránh nắng nóng.
2. Luôn kéo rèm cửa
Theo một nghiên cứu khoa học thì 30% lượng nhiệt không mong muốn đến từ cửa sổ. Do đó, biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và bạn cũng nên lựa chọn những loại rèm cửa sáng màu để ngăn ánh sáng vào phòng, ngăn hiện tượng giữ nhiệt.
Với biện pháp đơn giản này bạn có thể giúp làm giảm 7% chi phí trên hóa đơn tiền điện và giúp nhiệt độ căn phòng luôn ở mức thấp. Hãy lưu ý đặc biệt là đối với những chiếc cửa sổ kính và có hướng Tây và hướng Nam.
3. Không nên đóng cửa suốt cả ngày
Nhiều người nghĩ rằng trời nắng nóng thế này tốt nhất là nên đóng chặt cửa không để cho hơi nóng vào nhà, như thế không khí trong nhà sẽ mát hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, bạn chỉ nên đóng cửa vào ban ngày khi nhiệt độ bên ngoài cao, buổi tối khi có gió mát bạn nên mở cửa để giúp lưu thông không khí trong nhà, tận dụng luồng gió tự nhiên thay cho quạt điện để quạt được “nghỉ”.
4. Trồng cây lấy bóng mát
Cây xanh đóng vai trò như những chiếc điều hòa tự nhiên giúp điều hòa không khí và làm không gian sống của chúng ta được tươi mát.
Khi có sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng giải pháp này do hạn chế về diện tích nhất là nhà phố nhỏ và hẹp. Chúng ta có thể mang cây xanh vào nhà bằng việc treo các chậu hoa ở hành lang, trên lan can kính, trồng dây leo, làm giàn hoa… để mang đến không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.
Hoặc bạn có thể thiết kế một tiểu cảnh nước, non bộ, suối giả… để hơi nước bốc lên mang lại cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà trong ngày hè. Bạn có thể đặt chúng trước hiên nhà, trong nhà và ngay cả trên sân thượng để trang trí cho ngôi nhà, vừa có tác dụng chống nóng rất tốt.
5. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong nhà
Chị em có biết rằng, việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà không chỉ “ngốn” khá nhiều tiền điện mà còn khiến không khí trong nhà nóng bức hơn bởi lượng nhiệt mà các thiết bị điện tỏa ra. Hãy tránh sử dụng nhiều thiết bị điện 1 lúc, thay vào đó nên lên lịch nấu bếp, dùng quạt điện, đèn điện, điều hòa, máy móc,… trong nhà hợp lý.
Đặc biệt, các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn, do đó hãy thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact nếu có thể.
Hãy hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện trong nhà khi không cần thiết.
6. Bật quạt thông gió trong nhà
Nhiều gia đình hiện nay thường lắp đặt các thiết bị quạt thông gió trong nhà giúp lưu thông không khí nhanh chóng hơn, giữ cho nhà luôn thoáng đãng. Vào những ngày nắng nóng, việc bật quạt thông gió trong bếp hay nhà tắm rất cần thiết vì nó giúp đẩy luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài ngôi nhà của bạn.
7. Sử dụng quạt, điều hòa hợp lý
Bạn nên điều chỉnh cánh quạt sao cho gờ trước của cánh quạt cao hơn nhằm tạo gió và lưu thông không khí tốt hơn. Thay vì cho quạt dừng một chỗ nên điều chỉnh quạt quay đều các phía để tạo không khí thoáng đãng cho cả phòng.
Bạn cũng không nên lạm dụng điều hòa hay quạt điện quá mức. Khi sử dụng điều hòa mà nhiệt độ phòng đã dịu hơn, nên tăng nhiệt độ ở mức 25-26 độ C, vừa khiến phòng thoáng mát vừa đủ, lại tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
8. Thay đệm và ga trải giường
Mùa hè đến là lúc bạn phải nói lời từ biệt với những chiếc đệm. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn nằm trên những chiếc đệm êm thì việc lựa chọn chất liệu phù hợp là điều rất quan trọng. Trong tất cả các loại thì đệm lò xo là thích hợp để sử dụng trong mùa hè nhất, tiếp đến đệm làm từ xơ sợi tự nhiên ép sẽ cao hơn đệm bông ép và bọt biển, cao su.
Lưu ý việc thay ga trải giường thường xuyên cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi trời nóng bức. Bởi nếu để bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến không khí khó lưu thông.
9. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất hợp lý
Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể chọn màu tường nhà như sau: bớt màu ấm mà thêm màu lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn cũng như giảm hấp thụ nhiệt và nhanh giải nhiệt. Còn với vật liệu nội thất, nếu có thể bạn nên lựa chọn, sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ, đá hoa cương,…
Bí quyết giảm nóng, bức xạ tốt nhất, đơn giản, hiệu quả khi nhà quá nóng nhưng ít người biết đến là treo ở cửa ra vào, cửa sổ những tấm vải to hoặc mành cửa nhúng nước để ngăn hơi nóng từ ngoài vào nhà. Cách làm này có thể tuy hơi vất vả nhưng lại khá hữu hiệu khi bạn muốn chống nóng cho nhà mình.
10. Giữ cho nhà cửa sạch sẽ
Dân gian Việt Nam có câu "Nhà sạch thì mát" để ám chỉ việc muốn có được một ngôi nhà mát mẻ thi mọi thứ phải sạch sẽ, gọn gàng.
Bạn hãy lên danh sách những vật dụng không cần thiết trong nhà và loại bỏ chúng. Ngôi nhà thường có vẻ chật chội và ngột ngạt hơn bởi rất nhiều rác được tích lũy dần dần theo thời gian.
Vì vậy, bạn nên loại bỏ tất cả những gì không cần thiết ra khỏi nhà. Điều này sẽ làm tăng thêm không gian trống, giảm sự tích nhiệt.
11. Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact
Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Do đó, đừng ngần ngại thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang conpact. Không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện của bạn mỗi tháng.
12. Chỉnh lại quạt trần để quay ngược chiều kim đồng hồ
Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, tạo gió nhẹ, khi đứng dưới quạt bạn sẽ cảm nhận được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.
13. Bật quạt thông gió
Điều này rất cần thiết vì nó giúp tống khứ luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài căn nhà của bạn.
Lý tưởng nhất là tạo sự thông gió từ dưới lên trên. Sau khi tắm, hãy bật quạt thông gió thêm 20-30 phút để không khí nóng thoát bớt ra ngoài. Hãy thoải mái bật quạt thông gió và đừng lo lắng về chi phí vì quạt thông gió tiêu thụ lượng điện rất thấp.
14. Phun nước lên những tấm tôn lợp mái
Nhiều gia đình do thời tiết quá nóng nên đã lắp đặt các vòi phun tưới tự động để phun lên mái tôn trong những giờ nóng đỉnh điểm. Nhưng cách này đòi hỏi chi phí lắp đặt và chi phí điện nước. Do đó, các bạn cần cân nhắc khi sử dụng phương án chống nóng kiểu này.
15. Bật đèn và dùng bếp khi cần thiết để tránh ngôi nhà nóng bức
Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bức bí của bạn.
Để thực hiện tốt việc này, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi. Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.
Tác giả: Bảo Trâm
-
Cách rửa rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
-
10 mẹo chống trộm không thể bỏ qua khi cả nhà đi nghỉ lễ lâu ngày
-
Cách trồng loại cây cảnh mini xinh lung linh như ngọc thạch khiến giới trẻ "phát sốt"
-
Những kiến thức cơ bản về an toàn khi sử dụng điện vào mùa hè
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa