Theo Đông y, quả mận có vị ngọt, chua, tính bình, đi vào hai kinh can và thận có tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Ngoài ra, nó chữa được các chứng lao, nóng trong xương, chữa đái đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng.
Ngoài ra, rễ, lá, hạt mận đều có công dụng chữa bệnh.
Theo y học hiện đại, quả mận giàu axit amin như asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ và các vitamin khác. Mận giàu chất xơ, không chứa chất béo và cholesterol xấu nên rất tốt cho người muốn giảm cân.
Mận còn có tác dụng dưỡng nhan cực tốt mà nhiều chị em chưa biết.
Chữa sạm da, nám da
Để chữa sạm, nám da, chị em cần dùng đến nhân hạt mận, nghiền thành bột mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Đắp loại mặt nà này mỗi ngày 1-2 lần và sẽ thấy hiệu quả sau khoảng 1 tuần sử dụng.
Làm đẹp da
Bạn cần chọn 250g mận tươi, không dập nát, đem rửa sạch để ráo rồi bỏ hạt, giã nát. Đem chỗ mận này ngâm với 250ml rượu gạo, để trong lọ đậy kín nắp.
Mỗi lần uống khoảng 10ml, ngày uống 2 lần.
Một số lưu ý khi ăn mận
Không nên ăn mận khi còn xanh, quá chát. Nên chọn quả mận chín, ngọt nhiều, hơi chua.
Sau khi ăn mận không uống nhiều nước gây đi đại tiện lỏng.
Ăn nhiều mận hại răng, dạ dày, sinh đờm do đó cần lưu ý, hạn chế ăn quá nhiều. Ăn mận khi đói sẽ sinh ra cảm giác cồn cào, bụng khó chịu. Những người có vấn đề về dạ dày nên tránh ăn mận.
Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng gây ra tình trạng mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng.
Không dùng mận cùng mật ong, thịt chim sẻ.
Phụ nữ có thai không được dùng hạt mận.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Ăn tỏi tươi mỗi ngày bạn phòng ngừa được bệnh mất trí nhớ, ngăn mụn trứng cá
-
Thói quen "ăn mòn" xương khớp kể cả khi còn trẻ, bỏ ngay kẻo hối không kịp
-
Dấu hiệu cảnh báo thận đang nhiễm độc nặng, nguy hiểm nhất là số 3
-
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi, nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua
-
4 thói quen ăn uống làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm bệnh