2 dấu hiệu xuất hiện cả ngày lẫn đêm chính là do bệnh tiểu đường, không cần xét nghiệm cũng biết

( PHUNUTODAY ) - Tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng. Nếu nhận thấy cơ thể luôn có 2 dấu hiệu sau thì hãy cảnh giác.

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính khiến lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hiện nay, tiểu đường có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Nếu thấy cơ thể luôn luôn có 2 dấu hiệu dưới đây thì khả năng lớn bạn đã mắc bệnh rồi, hãy đi khám nhanh nhất có thể.

Biểu hiện đầu tiên: Uống nước xong vẫn không hết khát, khô miệng

N Kimbre Zahn - Bác sĩ y khoa gia đình và thể thao tại Đại học Indiana, cảnh báo tình trạng khát nước quá mức có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường.

Điều này là vì bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu, nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây ra tình trạng mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.

Vậy nên, khi bạn thường xuyên cảm thấy khát, uống nước xong vẫn không hết khát, thậm chí còn bị tỉnh dậy giữa đêm vì cảm giác khô miệng háo nước thì nên cẩn trọng.

Biểu hiện thứ 2: Uống ít nước nhưng đi tiểu thường xuyên

Trung bình mỗi người trưởng thành đi tiểu từ 6- 8 lần/ngày. Do vậy, nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần.

Đặc biệt, nếu uống nước không quá nhiều nhưng vẫn đi tiểu nhiều hơn bình thường, đồng thời có triệu chứng tiểu gấp và tiểu khó thì phải cảnh giác với các bệnh về hệ tiết niệu hay tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, nếu như gặp phải tình trạng tiểu gấp hoặc tiểu buốt thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường hay bệnh thận. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra tìm nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường còn có những biểu hiện khác như sau:

+ Mệt mỏi quá mức

Người bị tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi cho dù họ không gắng sức nhiều.

+ Đổi màu da

Kháng insulin có thể dẫn đến sắc tố da thay đổi, đặc biệt là xung quanh cổ, các vùng khớp và chân.

+ Sụt cân không rõ nguyên nhân

Lượng đường trong máu cao cũng khiến cơ thể bạn sẽ bắt đầu giảm cân bất thường.

Điều này xảy ra là do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp đủ năng lượng. Vì vậy, nó bắt đầu đốt cháy chất béo trong cơ thể, dẫn đến giảm cân đột ngột.

+ Mất thị lực

Lượng đường trong máu cao có thể khiến thị lực của người bệnh bị hỏng. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đôi mắt của bạn và làm tăng nguy cơ mất thị lực.

Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

+ Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực

+ Kiểm soát cân nặng

+ Hạn chế chất béo chuyển hóa

+ Tránh thực phẩm chế biến sẵn

+ Ăn nhiều chất xơ

+ Không hút thuốc lá

+ Ăn nhiều trái cây và rau quả

+ Hạn chế nước ngọt

+ Chia nhỏ bữa ăn

+ Kiểm soát tốt tim mạch.

Tác giả: Thạch Thảo