"Không nhiều chuyện phải lo nghĩa là phúc"
Sinh thời, tài nhân nổi tiếng thời nhà Thanh là Trịnh Bản Kiều từng để lại một câu: "Đọc nhiều sách cổ để mở mang tầm mắt, bớt xen vào chuyện người khác để nuôi dưỡng tinh thần".
Người xưa quan niệm, thanh nhàn, vô sự được coi phúc phần. Chính vì vậy, cổ nhân Trung Hoa mới đem việc hưởng phúc gọi thành "hưởng thanh phúc".
Nếu như một người cả ngày gặp phải đủ chuyện phức tạp, phiền lòng, việc này việc kia dây dưa không dứt, thì dù họ có sở hữu điều kiện vật chất tốt đến mức nào cũng sẽ khó có được sự vui vẻ.
Năm xưa, Trịnh Bản Kiều cả đời đem việc "nan đắc hồ đồ" làm lời răn. Ông quan niệm:
"Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ lại càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mong sự đền đáp".
Ở tuổi 60, Trịnh Bản Kiều từng tự tay viết một câu đối thể hiện lý tưởng nhân sinh của đời mình, đại ý là: Chỉ cần trong túi có mấy đồng tiền dư, rượu trong bình còn đủ vài chén, gạo vẫn còn đủ ăn mấy bữa là có thể tự do tự tại hưởng thụ cuộc sống.
Ông cũng quan niệm: "Không vì chuyện nhỏ mà phiền lòng, tai không nghe vào mấy lời tranh chấp vô vị, mắt không nhìn thấy lợi ích thế tục, sống đến trăm tuổi vẫn có thể giữ cho mình tâm tính trẻ trung".
"Đa nghi là họa"
Cổ nhân quan niệm, mọi mối họa trên đời đều do đa lo, đa nghi mà ra cả. Cho nên người xưa mới có câu "thánh nhân đãi kẻ khù khờ", ngụ ý nói rằng người suy nghĩ càng đơn giản càng dễ có được vận mệnh tốt.
Người đơn giản, nghĩ ít sẽ chẳng tốn công làm những việc rắc rối, quanh co. Thay vào đó, họ chỉ chuyên tâm làm chuyện mình nên làm, nhờ vậy cuộc đời họ luôn nhẹ nhàng, đơn giản.
Suy nghĩ quá nhiều là một trong những nhược điểm dễ gặp của tính cách con người, cũng là cái mầm tai họa đẩy cuộc sống của chúng ta vào nơi bế tắc.
Hết thảy phúc họa của một người đều không phải ngẫu nhiên
Thiên đạo là không thiên vị, đối xử bình đẳng với vạn vật, như vậy làm hay không làm một người tốt là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Mỗi một hành vi của bản thân một người sẽ quyết định phúc báo của người ấy. Phẩm chất cao hay thấp của nội tâm một người sẽ quyết định đường đời của người ấy là rộng hay hẹp. Bên Phật gia cũng giảng “tích đức, tích đức”, “hành thiện tích đức” cũng chính là dạy con người làm người tốt, tích đức mà có được phúc báo về sau.
Phúc họa đời người đều là tự thân mình chiêu mời đến
Có người cho rằng, làm việc thiện tích đức chỉ là dùng tiền cứu giúp người nghèo hoặc cho người nghèo vật chất của cải. Còn bản thân không đủ ăn thì làm sao nghĩ đến chuyện làm việc thiện kia chứ?
Làm việc thiện không nhất thiết phải có vật chất dư giả, điều quan trọng nhất là ở tấm lòng, ở cái tâm con người. Vào lúc người khác đang tuyệt vọng thì chỉ cần một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười hay một nét mặt ôn hòa cũng đủ để cứu giúp một đời người.
Chỉ cần có tâm, thì một việc làm nhỏ cũng có thể tạo ra vô lượng công đức. Bởi vì, chính cái tâm lương thiện ấy đã là to lớn vô lượng. Thật tâm làm việc, không quản đó là việc lớn hay nhỏ, đều có công đức thực sự.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Tổ Tiên dặn kỹ: '6 người này vào nhà, bao nhiêu của cải cũng trôi hết', đó là những ai?
-
3 điềm báo trước về một tương lai nghèo khổ, túng quẫn: Hãy sửa đổi khi vẫn còn kịp
-
Các cụ dặn kỹ: "Thà cho người khác mượn nhà để tang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ", vì sao vậy?
-
Cổ nhân chỉ ra có 1 loại người tuyệt đối không được phép bao dung, càng không được giúp đỡ kẻo chuốc họa
-
Muốn biết một người là quân tử hay lòng dạ tiểu nhân cứ dùng 3 cách này, rất chuẩn xác