2 mệnh này đại kỵ với cây kim tiền: Dù chỉ trồng 1 cây cũng tai ương, tiêu tài tán lộc

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù là cây phong thủy mang ý nghĩa chiêu tài nhưng cây kim tiền vẫn đại kỵ với 2 mệnh dưới đây.

Trong phong thủy, cây kim tiền mang ý nghĩa cho sự giàu sang, phú quý. Loại cây này còn được gọi là cây phát tài. Bởi lẽ đó, người ta thường trồng cây kim tiền trong nhà.

Cây có thân phình to ở phía dưới giống như các bể trữ nước và nhỏ dần khi lên tới ngọn. Kim tiền tập hợp các nhánh lá vươn thẳng lên cao và hơi chếch về hai bên cho hình dáng cây rất cân đối.

Lá của cây kim tiền dày màu xanh mướt, cuống ngắn, bên trong cũng chứa nhiều nước. Chính bởi sở hữu lượng nước dồi dào nên cây có thể chịu được môi trường khô nóng.

Đến độ tuổi trưởng thành, cây kim tiền sẽ cho ra những bông hoa màu vàng nhạt, cụ thể là thời điểm giữa mùa hè cho đến đầu mùa thu. Tuy nhiên, kích thước của hoa nhỏ nên dễ bị tán cây che mất. Hoa của cây sẽ có xu hướng chuyển sang màu nâu đất sau một thời gian xuất hiện.

Ý nghĩa phong thủy cây kim tiền

Nhắc đến tên của cây kim tiền cũng đã thể hiện được ý nghĩa của bản thân. Cây Kim tiền mang đến cho gia chủ về tài lộc, may mắn, tiền tài, phú quý, giàu sang, sung túc, thịnh vượng.

Từ “Kim” có nghĩa là phát tài, “Tiền” có nghĩa là giàu sang Phú Quý. Đặc biệt khi cây Kim tiền ra hoa đại diện vận may của gia chủ ngày càng phát, tiền tài, lợi lộc, may mắn cũng ngày càng nhiều.

Người ta thường treo thêm trên cây Kim tiền những chiếc nơ màu đỏ hoặc những dây đồng tiền vàng tượng trưng cho Hỏa và Kim. Việc trang trí nhằm tăng thêm vượng khí cho cây và giúp chậu cây hội tụ đủ các yếu tố trong ngũ hàn

Trong phong thủy cây Kim tiền là Mộc, nơi cây sống và phát triển là Thổ, nước tưới cho cây phát triển thuộc thủy.

Cây kim tiền không hợp mệnh nào?

Người mệnh Mộc và mệnh Hỏa hợp nhất để trồng cây kim tiền. Cây kim tiền thuộc hành Mộc mà Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, người thuộc hai mệnh này có thể thoải mái lựa chọn cách trồng cây kim tiền, thủy sinh hoặc trồng trong đất đều được.

Cây kim tiền thuộc thuộc tính Mộc trong ngũ hành. Tuy nhiên, khi xét theo ngũ hành sinh khắc, Mộc khắc Thổ, do đó cây kim tiền sẽ không phù hợp với những người có mệnh Thổ. Vì vậy, người mệnh Thổ đừng nên để ý không trồng loại cây này trong nhà kẻo tan gia bại sản.

Ngoài ra, Thủy sinh Mộc, khiến cây kim tiền là cây bán tương khắc với thuộc tính Thủy. Vì vậy, cây kim tiền cũng không hợp với những người có mệnh Thủy. Nếu người mệnh thủy muốn trồng cây kim tiền thì nên trồng vào nước và hoặc phải thêm sỏi đá trắng để trang trí.

Ngoài ra, Thủy sinh Mộc, khiến cây kim tiền là cây bán tương khắc với thuộc tính Thủy. Vì vậy, cây kim tiền cũng không hợp với những người có mệnh Thủy. Nếu người mệnh thủy muốn trồng cây kim tiền thì nên trồng vào nước và hoặc phải thêm sỏi đá trắng để trang trí.

Cách trồng cây kim tiền

Chọn chậu trồng cây kim tiền

Cây kim tiền khi phát triển có thân hình lớn và có bộ rễ rất khỏe, nên phải chọn chậu có kích thước lớn để trồng. Chọn chậu lớn sau này đỡ mất công chuyển chậu khi bộ rễ phát triển lớn hơn.

Chọn đất trồng cây kim tiền

Nên chọn đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn đất với mùn trấu, xỉ than tổ ong nghiền nhỏ tạo độ thông thoáng cho đất. Hoặc có thể mua các loại đất vi sinh có bán tại cửa hàng cây cảnh giúp tối ưu tốt cho cây mà không tốn nhiều công chăm sóc.

Nhân giống cây kim tiền

Cây kim tiền có thể nhân giống bằng cành hoặc bằng lá, tùy theo nhu cầu về số lượng mà bạn có thể chọn phương pháp nhân giống khác nhau.

Khi nhân giống bằng cành

Cây con sẽ phát triển nhanh hơn, nhưng không thể làm với số lượng nhiều. Từ một bụi kim tiền lớn, chọn ra một một thân con cỡ vừa, lá xanh thẫm, không có dấu hiệu sâu bệnh. Cắt tỉa bớt phần lá sát gốc rồi để ở nơi râm mát, khô ráo khoảng 3 tiếng cho vết cắt khô.

Sau đó mang thân con vừa cắt cắm xuống đất, hòa thêm nước kích rễ với nước và tưới cho ẩm đất. Tưới nước 2 – 3 ngày một lần để duy trì độ ẩm và tránh ánh nắng gắt cho cây. Tầm gần 1 tháng là rễ sẽ bám chắc, cây sẽ phát triển thành một bụi mới.

Khi nhân giống bằng lá

Nhân giống bằng lá giúp có thể trồng với số lượng nhiều hơn, nhưng thời gian cho cây lớn sẽ lâu.

Từ cây mẹ, chọn ra lá ở gần sát gốc, to khỏe, màu xanh đậm, ngắt hết cả phần cuống. Sau đó ngâm phần cuống vào nước kích rễ khoảng 2 tiếng rồi cắm vào chậu đất đã chuẩn bị trước, sâu từng 1cm.

Nên tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, sau đó tưới phun sương để duy trì độ ẩm cho đất 2-3 ngày một lần. Tầm khoảng 1 tháng là lá sẽ mọc nhiều rễ và sinh trưởng thành cây con. Tiếp tục chăm sóc cho cây lớn lên thành bụi mới.

Tác giả: Thạch Thảo