Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là một căn bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là căn bệnh có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
Thống kê cho thấy có khoảng 5-10% dân số thế giới bị đau dạ dày. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là như nhau. Ở Việt Nam con số này lên đến 7%. Điều đáng nói ở đây chính là có đến trên 70% dân số có nguy cơ bị mắc bệnh này và nguyên nhân chính là do vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Dấu hiệu bị đau dạ dày
Đau thượng vị
Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.
Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày
Hiện tượng chán ăn có thể là do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên ở rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.
Ợ hoặc chướng bụng
Đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua là biểu hiện đau dạ dày của rất nhiều người khi mới mắc phải. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Ợ chua cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đừng coi nhẹ vấn đề này nhé.
Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày - thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh