3 dấu hiệu vùng đầu cổ phải nghĩ ngay đến ung thư lưỡi đừng nhầm với nhiệt miệng

( PHUNUTODAY ) - 3 dấu hiệu vùng đầu cổ phải nghĩ ngay đến ung thư lưỡi cẩn thận ngay kẻo giai đoạn cuối, cũng đừng nhầm với nhiệt miệng mà hối chẳng kịp.

 

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng và hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Theo thống kê từ Bệnh viện K, hai năm gần đây số ca ung thư lưỡi tăng gấp đôi. Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virut HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D và khoáng chất.

3 dấu hiệu ung thư lưỡi cần nhớ

Theo TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt bệnh ung thư lưỡi không phải là bệnh lạ, nhưng so với các bệnh ung thư khác nó chiếm tỷ lệ ít hơn.

Tuy nhiên, thời gian mấy năm trở lại đây, căn bệnh ung thư lưỡi xảy ra nhiều hơn so với các năm trước. Ung thư lưỡi là ung thư hốc miệng thường gặp nhất có tỷ lệ từ 22 – 39%. Trong đó tỷ lệ này xảy ra nhiều hơn ở nam giới.

Bệnh ung thư lưỡi là u ác tính nguyên phát tại lưỡi, chủ yếu là ung thư biểu mô vảy (chiếm >95%) và là ung thư thường gặp nhất trong các vùng thư vùng khoang miệng (chiếm 30 – 40%).

Bác sĩ Chân cho biết ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 3:1, độ tuổi thường mắc phải ung thư lưỡi là 50 – 60. Tại Việt Nam, chưa có xác nhận về số ca bị mắc ung thư lưỡi hiện nay nhưng chỉ biết rằng, số ca bị mắc tăng lên khá nhiều trong một vài năm trở lại đây.

TS Chân cho biết ung thư lưỡi là bệnh có thể phát hiện và chẩn đoán sớm, tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn ở nước ta còn cao.

Ba dấu hiệu lâm sàng ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi mà bất cứ ai cũng cần nhớ:

Thứ nhất: Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng đi qua nhanh.

Thứ hai: Lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Sờ thấy tổn thương rắn, chắc, không mềm như bình thường.

Thứ ba: Có hạch dưới cằm, hàm dưới, có thể có hạch cổ cả 2 bên.

Với những trường hợp có dấu hiệu toàn thân sốt do nhiễm trùng, cơ thể suy sụp, sút cân, đau nhiều, đặc biệt khi nói, nhai, nước bọt tiết ra nhiều, chảy máu, hơi thở hôi, có ổ loét ở lưỡi làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được, vết loét có mủ, máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm hoặc có thể thâm nhiễm cứng, có hạch dưới cằm, hàm thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

 

Thủ phạm gây bệnh

Hút thuốc lá: các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, lưỡi cao hơn nhiều so với người không sử dụng thuốc lá.

Uống nhiều rượu, bia: một nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 70 - 80% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi ung thư miệng hoặc ung thư lưỡi đều là những người nghiện rượu bia. Vì rượu có khả năng kích thích các gene gây ung thư và gây ra nhiều bệnh ác tính khác nên nếu những người hút thuốc lá thấy xuất hiện những đốm trắng trên lưỡi thì có thể là triệu chứng của loại bệnh này.

Tiếp xúc với tia xạ: những người tiếp xúc với các tia bức xạ cường độ cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng và lưỡi cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, tiền sử gia đình, hay gene di truyền, viêm quanh răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi, tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được coi là thủ phạm.

Để chẩn đoán ung thư lưỡi cần phải kết hợp nhiều phương pháp như hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, phối hợp với cận lâm sàng, đặc biệt là sinh thiết vùng rìa tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học. Ung thư lưỡi được điều trị bằng cách phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Tác giả: Ngọc Lê