Khích lệ nhiều hơn, bồi dưỡng sự tự tin ở con cái
Trong cuộc sống này, chắc hẳn sẽ có những lúc cha mẹ nghe con cái mình tâm sự rằng: "con không bằng các bạn". Lúc này cha mẹ đừng nên oán trách con lười biếng, không bằng con người ta.
Thay vào đó hãy kiên định nói với con: "Không sao hết, con không cần phải vượt qua tất cả mọi người, chỉ cần nỗ lực để vượt qua con của trước đó là đủ rồi."
Cũng chính nhờ lời "nói dối" của mẹ mà từ một cậu bé, cô bé tự ti, muốn bỏ đi mơ ước của mình thì đứa trẻ đã trở nên kiên định hơn: phối hợp nhiều hơn một chút, chạy nhanh hơn một chút, cố gắng hơn một chút nữa, vậy là đủ.
Cuộc đời của con cái giống như đường chạy marathon, người xuất phát đầu tiên chưa chắc đã giành được cúp, người chiến thắng cuối cùng thường là người có năng lực thuộc tầm trung.
Nguyên nhân là bởi, thứ nhất, họ có mục tiêu, thứ hai, họ ít áp lực, thứ ba, họ có sự tự tin.
Con cái trên đường đời nhất định sẽ gặp phải khó khăn, thân là cha mẹ, chúng ta nên ít tạo áp lực cho con, thay vào đó khích lệ con nhiều hơn, khi con cái tự tin rồi, tâm lý chúng sẽ được thả lỏng, khi ấy, chúng tự nhiên sẽ phát huy tốt hơn.
Tạo cơ hội cho con được tìm kiếm sở thích và đam mê của mình
"Một học sinh bình thường thông thường có thể thi được 70,80 điểm, muốn đạt được 100 điểm, các em phải nỗ lực gấp nhiều lần, phải học hành rất nhiều mới không có sai sót nào xảy ra.
Muốn thi được 100 điểm cần phải lãng phí rất nhiều thời gian và tài nguyên, giống như đất phải bón thêm 10 lần phân bón, sau cùng, sức sáng tạo của các em sẽ bị mài mòn."
Có nhiều bậc cha mẹ đang có suy nghĩ học tập chính là công việc hàng ngày của con. Thế nhưng con trẻ ngoài việc học cũng cần có thời gian cho sở thích và đam mê của mình.
Mỗi đứa trẻ đều có một năng khiếu và sở thích riêng, việc cho phép trẻ thỏa sức sáng tạo trong lĩnh vực mà chúng thích sẽ là động lực bên trong chúng và khiến chúng thành công hơn.
Thành tích hay thứ hạng vốn không phải là điều nói lên tất cả về một đứa trẻ. Việc học và sở thích cần được phát triển một cách cân bằng để trẻ có thể thưởng thức nhiều "phong cảnh" hơn.
Thành tích không phải là duy nhất, đạo đức quan trọng hơn
Một đứa trẻ có lòng hiếu thảo, bao dung, lạc quan, sẵn sàng giúp đỡ người khác thì chắc chắn trong tương lai chúng sẽ không quá tệ trong mọi việc. Con người ta khi trưởng thành, thứ quyết định họ đi được bao xa thường không phải là điểm số, mà là nhân phẩm, là đạo đức.
Việc đánh giá một người không dựa vào sự giàu có hay xuất thân, càng không phải dựa vào trình độ hiểu biết của anh ta mà phải dựa trên nhân phẩm của anh ta. Nhân phẩm tốt có thể giúp bạn thành công trong lúc thuận lợi và cứu bạn trong lúc nguy nan. Việc hình thành nhân cách tốt cần được bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ.
Cha mẹ mong con có thành tích cao là điều dễ hiểu,nhưng chúng ta phải biết rằng những thiên tài là hiếm có và hơn 90% chúng ta, đều sống một cuộc sống bình thường.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Đàn bà 40 phải biết "nuôi dưỡng" phong thủy của chính mình, vậy mới có thể thu hút phúc khí, bồi đắp phúc báo
-
8 dấu hiệu của đàn ông ''bẩn tính'', đàn bà ở cạnh xui xẻo mòn kiếp
-
Cổ nhân nói: 'Đàn ông sợ gà, đàn bà sợ cừu', 2 loài ấy có gì mà sợ?
-
Cổ nhân dạy: 'Đàn ông lõm, đàn bà lồi, không góa phụ cũng lẻ loi', vì sao lại vậy?
-
Sự quyến rũ của đàn bà tuổi trung niên không nằm ở nhan sắc mà là ở ''hương vị''