Những cột mốc trong quá trình hình thành và phát triển não bộ của trẻ
Theo BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM, sự phát triển trí não ở trẻ có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn bào thai, bước đầu “xây dựng” trí thông minh
Ngay từ tuần thứ 5, não bộ và tuỷ sống của thai nhi đã dần hình thành. Đến tuần thứ 8, não bộ của bé bắt đầu phát triển, có thể cảm nhận và “thấu hiểu” được những tín hiệu đến từ cơ thể mẹ.
Bước vào tháng thứ 5, các tế bào thần kinh được tạo ra với tốc độ ấn tượng, khoảng 250 000 tế bào thần kinh mỗi phút, đồng thời kết nối với nhau một cách mạnh mẽ. Việc này giúp cho các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, vỏ não bắt đầu xuất hiện nhiều nếp gấp và trẻ có được khả năng nhìn, nghe và nhận biết ngôn ngữ một cách sơ khai.
- Từ 0 – 2 tuổi, trí não trẻ phát triển vượt trội, chiếm 80% trọng lượng não bộ người trưởng thành
Ở thời điểm này, có hơn 1 000 tỷ kết nối giữa các tế bào thần kinh với nhau được hình thành. Não bộ trẻ diễn ra nhiều biến chuyển quan trọng. Những vùng não liên quan đến ngôn ngữ, ghi nhớ, nghe và nhìn đặc biệt phát triển mạnh, là tiền đề quan trọng để bé tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi về sau. Bắt đầu từ giai đoạn này, ba mẹ cần tập trung vào việc phát triển khả năng tư duy ở trẻ bằng cách tương tác với trẻ nhiều hơn như: nói chuyện, hát, đọc truyện, chơi với trẻ cũng như cho trẻ khám phá đồ vật xung quanh mình.
- Từ 2 – 6 tuổi, thời kỳ phát triển khả năng tư duy
Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm rãi hơn và đến năm 6 tuổi, cấu trúc của bộ não đã gần như hoàn thiện.
Có thể thấy, thời gian thai kỳ và cho con bú (0 – 1 tuổi) là những giai đoạn “vàng” để trí não của trẻ phát triển mạnh mẽ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:
Yếu tố dinh dưỡng
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể lực lẫn trí lực của con. Nếu bé có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì đó sẽ là nền tảng giúp con phát triển khi lớn lên. Còn nếu bé có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất và khi mẹ cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho con sẽ khiến bé bị béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Vì vây hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con ngay từ trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời để giúp con phát triển tốt hơn từng ngày.
Yếu tố môi trường
Nếu được phát triển trong một môi trường trong xanh, lành mạnh thì bé sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu, ngược lại nếu bé có một môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc hình thành tính cách, và lối suy nghĩ của trẻ. Các mẹ nên chú ý đến môi trường sống của con để bé có cơ hội được vươn mình lớn lên một cách tự tin và hoàn hảo.
Yếu tố bệnh tật
Những trẻ mắc bệnh mãn tính thường rất chậm phát triển hơn so với các trẻ khác. Có rất nhiều yếu tố làm cho trẻ bị bệnh như do chế độ dinh dưỡng hạn chế, môi trường sống ô nhiễm, các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy mà các mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho con thật tốt mỗi khi thời tiết thay đổi và chú ý bổ sung vitamin giúp trẻ tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật hiệu quả hơn.
Tác giả: Đỗ Vân Anh
-
Tuyển tập các mẹo dân gian cho bà bầu sắp sinh
-
Cậu bé 15 tuổi chết oan vì bị ghế từ lầu trên rơi trúng người
-
Chuẩn mực vẻ đẹp của các quốc gia trên thế giới
-
Tử vi mới nhất Thứ Bảy ngày 17/2/2018 của 12 cung hoàng đạo cực chuẩn, cực thú vị
-
Dự báo thời tiết ngày mùng 2 Tết: Bắc Bộ lất phất mưa xuân, Nam Bộ trời nắng đẹp tuyệt vời