Lừa đảo ngày càng phổ biến và tinh vi khiến còn người ta dễ mắc bẫy mặc dù đã đề cao tinh thần cảnh giác. Cuối năm là cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo hoạt động mạnh mẽ, chúng ta cần nâng cao nhận thức để phát hiện các hình thức lừa đảo, cũng như cách phòng tránh để tự bảo vệ mình.
Những dạng lừa đảo dịp cuối năm dễ mắc phải
+ Lừa đảo đánh vào lòng tham
Thời điểm sắp Tết cũng là lúc con người ta muốn kiếm thêm nhiều tiền để mong có một cái Tết ấm cúng, no đủ. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý này sẽ giới thiệu việc nhẹ lương cao lừa đảo mua bán người; thanh toán đơn hàng ảo để hưởng hoa hồng từ 10 – 15%; thông báo trúng thưởng và yêu cầu đóng phí nhận thưởng; giả Việt kiều gửi quà, gửi tiền và yêu cầu đóng phí để nhận; giả Điện lực thông báo hoàn trả phần tiền điện tính sai. Khi nhận được những yêu cầu này hãy bình tĩnh mà suy xét cẩn thận trúng bẫy lừa đảo cuối năm mà cái Tết không thể trọn vẹn.
+ Lừa đảo đánh vào sự mất bình tĩnh
Ở dạng này, các đối tượng sẽ giả mạo công an, Cơ quan tòa án, Viện kiểm sát gọi điện yêu cầu hợp tác điều tra để được hỗ trợ chạy án, tránh mất tài sản; giả danh Điện lực gọi điện yêu cầu thanh toán tiền điện; giả mạo giáo viên gọi điện yêu cầu chuyển tiền để cấp cứu cho con em bị tai nạn; gọi điện dọa khóa sim vì chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao. Khi người nhận cuộc gọi có tâm lý không vững vàng, dễ dàng làm theo những yêu cầu mà bọn lừa đảo giăng ra.
+ Lừa đảo đánh vào sự thiếu hiểu biết
Các đối tượng sẽ giả danh công an gọi điện hỗ trợ đăng ký tài khoản định danh điện tử (VNeID); giả nhân viên nhà mạng điện thoại, gọi điện hỗ trợ nâng cấp sim; chiếm đoạt sim, tài khoản mạng xã hội của nạn nhân để nhắn tin mượn tiền; lừa đảo thông qua giả giọng, ghép mặt gọi điện mượn tiền thậm chí lừa đảo thông qua dịch vụ lấy lại Facebook bị hack.
Cần làm gì khi bị lừa đảo trực tuyến?
Nếu đã dính vào bẫy của những kẻ lừa đảo, người dân cần bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn dưới đây để tránh bị thiệt hại nặng nề hơn:
- Đừng tiếp tục gửi tiền và chặn tất cả các liên lạc từ kẻ lừa đảo.
- Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính của bạn để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
- Thu thập và lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú.
- Cảnh báo cho gia đình và bạn bè của bạn về trò lừa đảo này để họ có thể đề phòng những trò lừa đảo tiếp theo có thể xảy ra.
Nếu bạn đã chuyển tiền cho kẻ lừa đảo theo bất kỳ cách nào trong số này, đây sẽ là những việc cần làm:
- Thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ: Hãy liên hệ ngay với ngân hàng của bạn để báo cáo hành vi lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
- Thẻ quà tặng: Báo cáo cho công ty phát hành thẻ.
- Chuyển tiền ngân hàng: Báo cáo với công ty chuyển khoản ngân hàng hoặc ngân hàng mà bạn đang sử dụng.
- Ứng dụng chuyển tiền: Báo cáo với nhà cung cấp ứng dụng (người bán hoặc nhà phát triển, không phải cửa hàng ứng dụng).
- Tiền điện tử: Báo cáo cho nền tảng hoặc công ty bạn đã sử dụng để gửi tiền vì tiền điện tử không thể thu hồi được.
- Tiền mặt: Nếu bạn gửi qua thư hoặc chuyển phát, hãy liên hệ với bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát đã sử dụng để xem liệu họ có thể chặn gói hàng hay không.
- Chuyển khoản trái phép: Nếu một kẻ lừa đảo đã chuyển tiền mà không có sự chấp thuận của bạn, hãy báo ngay cho ngân hàng của bạn để yêu cầu đóng băng tài khoản và giao dịch của bạn.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Cảnh báo hình thức lừa đảo mới nhắm vào trẻ em, cha mẹ cần lưu tâm
-
Muốn biết số điện thoại lạ vừa gọi đến là ai: Làm theo cách này, rõ ngay tiếp thị hay lừa đảo
-
Danh sách 50 số điện thoại lừa đảo, tuyệt đối không nên nghe máy: Chặn ngay khi vừa nhận cuộc gọi
-
Từ nay: Người dân muốn chuyển khoản từ 10 triệu trở lên cần phải làm thêm điều này, ai cũng nên biết
-
Công an cảnh báo 3 kiểu lừa đảo dịp cuối năm, biết để không mất tiền, lộ thông tin cá nhân