Có những loại nước được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày nhưng lại là “thủ phạm giấu mặt” khiến mật độ xương suy giảm nghiêm trọng theo thời gian:
1. Rượu
Việc tiêu thụ rượu quá mức không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh và gan mà còn gây hại trực tiếp đến hệ xương. Rượu làm giảm mật độ khoáng trong xương, ức chế quá trình tạo xương mới và khiến xương dễ gãy hơn.
Ngoài ra, người nghiện rượu còn có nguy cơ phục hồi xương chậm nếu chẳng may bị gãy. Vì thế, để bảo vệ hệ xương cũng như sức khỏe tổng thể, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc uống rượu, đặc biệt là uống thường xuyên hoặc quá liều.
2. Cà phê
Là thức uống khoái khẩu của nhiều người, nhưng cà phê – nếu tiêu thụ quá nhiều – lại tiềm ẩn nguy cơ gây loãng xương. Caffeine trong cà phê có thể cản trở quá trình hấp thu canxi ở ruột và đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi qua nước tiểu.
Hệ quả là cơ thể bị thiếu hụt canxi, xương ngày càng yếu và dễ tổn thương. Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều caffeine còn dẫn đến co thắt cơ và đau nhức. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, bạn nên giới hạn lượng cà phê uống mỗi ngày ở mức 2–3 ly.
3. Nước ngọt có ga – “kẻ thù thầm lặng” của hệ xương
Theo bác sĩ nội tiết Felicia Cosma – Giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Columbia (New York), nước ngọt có ga là một trong những yếu tố làm tăng tốc độ mất canxi trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương. Việc tiêu thụ loại đồ uống này thường xuyên mỗi tuần có thể dẫn đến giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Một trong những nguyên nhân là do nước ngọt có ga thúc đẩy quá trình đào thải canxi qua đường tiểu.
Không dừng lại ở đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có ga chứa axit photphoric – chất gây mất cân bằng tỷ lệ canxi và photpho trong cơ thể. Để bù đắp sự thiếu hụt này, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, khiến xương yếu dần đi. Ngoài ra, lượng đường tinh luyện cao trong nước ngọt còn ức chế quá trình hấp thụ canxi tại ruột non, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt khoáng chất thiết yếu.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 9/2014 cũng ghi nhận rằng những người uống nhiều nước ngọt có ga có nguy cơ gãy xương hông cao hơn rõ rệt. Do đó, nếu muốn bảo vệ xương chắc khỏe lâu dài, tốt nhất nên hạn chế hoặc loại bỏ nước ngọt có ga khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Tác giả: Bảo Ninh
-
5 dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu cần biết: Số 3 nhiều người bị nhưng phớt lờ
-
Thứ đặc sản mọc dưới đất, nhìn thô mà ngon bất ngờ: No lâu, tốt cho dáng, rẻ bèo ngoài chợ
-
Chuyên gia Mỹ: Thức uống này làm tăng tiến triển ung thư máu, nhiều người đang thích uống hàng ngày
-
Biến thể mới của COVID-19 'thay tính đổi nết': Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu sớm âm thầm dễ bị bỏ qua
-
Đi bộ buổi sáng bao nhiêu phút là đủ để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai?