Nước đậu xanh + rau má: Có khả năng tăng cường sức khỏe cho F0
F0 thường có biểu hiện nóng sốt, ho khan đau họng, mất vị giác, thở mệt. Nếu bệnh nặng còn bị sốt cao, khó thở, nhức mỏi, nhiều mồ hôi, đau đầu
Khi dùng đậu xanh, rau má sẽ giúp giải nhiệt, giải độc, hạ sốt, từ đó viêm sưng khó thở cũng giảm. Chứng nóng trong bứt rứt, khó ngủ, đau đầu, chóng mặt... cũng sẽ bớt đi. Từ đó giúp F0 nhanh bình phục giảm biến chứng nặng.
Sở dĩ có điều này là nhờ đậu xanh nổi tiếng tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi ngũ tạng... Ngoài ra đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất như protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, đều là dưỡng chất có lợi tăng sức khỏe.
Còn rau má có vị đắng tính mát. Tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, mát gan… Rau má còn chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, dưỡng chất tăng cường sức kháng thể.
Cách chế biến nước uống đậu xanh rau má như sau:
Lấy 60-100g đậu xanh và 100g rau má tươi hoặc khô. Đậu xanh để cả vỏ, rau má đem rửa sạch nấu nước uống
Hoặc cách khác là đậu xanh đem nấu nhừ, lấy nước. Rau má tươi đem xay ép nước cốt, pha chung 2 loại nước này với nhau rồi uống vài lần/ngày.
Nước đậu trắng hầm tỏi: Giúp F0 nhanh bình phục, hạn chế biến chứng
Đậu trắng theo sách Dược tính chỉ nam có tính bình, không độc. Ngoài ra đậu trắng rất giàu protein, carbohydrat, chất béo, chất xơ, folat, calci và Vitamin C, A, B1,B6, B9.
Tỏi theo sách dược tính có vị cay tính ấm, có độc. Tác dụng trừ khí lạnh, tiêu độc ung nhọt... Tỏi còn nổi tiếng với có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, có một số tính chất kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh.
Tác dụng chủ yếu của thức uống này là trị chứng tỳ thận hư yếu sinh đàm thấp ứ trệ, ho đàm nhiều ngực sườn đầy tức...
Theo đông y, tỳ thận là nơi sinh đờm, phổi là nơi chứa đờm. Một khi tỳ thận được tư dưỡng, thận vận hóa tốt, đờm thấp sẽ tự tiêu. Từ đó đờm trệ huyết ứ phổi và các nơi cũng giảm, tăng cường khí huyết dinh dưỡng đến tạng phế toàn thân cũng được cải thiện rõ rệt. Đây cũng là cách giúp F0 nhanh bình phục, hạn chế biến chứng...
Cách chế biến nước đậu trắng hầm tỏi như sau:
Lấy 60g Đậu trắng hạt nhỏ và 20g tỏi củ 20g. Cho cả 2 nguyên liệu vào hầm nhừ lấy nước uống hoặc ăn cả cái lẩn nước, ăn tuần vài lần.
Nước đậu đen + gừng + tía tô: Hạn chế bệnh nhẹ chuyển biến nặng
Thức uống này có tác dụng trị chứng nóng trong bứt rứt khó ngủ, ho tức ngực khó thở, sốt ho sợ gió, chóng mặt, đau đầu, huyết áp cao, tiểu đường.
Với F0 đáng lo nhất là sốt ho, sốt cao, ho khó thở... Thức uống này sẽ giúp cho F0 nhanh phục hồi và hạn chế bệnh nhẹ chuyển biến nặng.
Đậu đen có tác dụng giải độc, hạ khí nóng, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, tiêu sưng, trị chứng đau... Vì vậy đậu đen cũng là món ăn vị thuốc quý chữa ôn bệnh và 'cô vít' biểu hiện nóng sốt, về đêm nóng bứt rứt khó ngủ.
Gừng tươi xưa nay thường được dùng làm thuốc với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, điều hòa hệ miễn dịch... Theo Y học cổ truyền, gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn.....
Tía tô có tính ấm, nổi tiếng với tác dụng chữa cảm sốt, giảm ho đờm, tức ngực.
Cách chế biến nước đậu đen, gừng, tía tô như sau:
Lấy 60-80g đậu đen, 16-20g gừng tươi và 40g lá tía tô. Đậu đen đem ngâm nước 3-4 giờ hầm nhừ sau đó cho gừng. Tía tô rửa sạch rồi thái mỏng, đun chín uống. Hoặc có thể cho thêm ít đường phèn ăn cả cái lẩn nước.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Gương mặt xuất hiện 9 dấu hiệu này sức khỏe đang báo động, cẩn thận gan phổi tổn thương
-
Người có tuổi thọ ngắn thường có 4 điểm "màu trắng" trên cơ thể, mong bạn không có điểm nào
-
Vợ chồng lần lượt mắc K gan, BS cảnh báo: Hầm thứ này với thịt lợn chẳng khác nào tự rước bệnh vào thân
-
4 thói quen buổi sáng phá hỏng gan thận của bạn, điều thứ 3 nhiều người mắc
-
Dù là nam hay nữ, bộ phận này càng nhiều 'lông' thì tuổi thọ càng cao, nhiều người không biết mà cạo đi