3 loại thực phẩm dễ khiến mạch máu não đặc dính, ăn càng ít càng tốt

( PHUNUTODAY ) - Các loại đồ ngọt, đồ chiên rán,… tuy mang đến cảm giác ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ăn nhiều làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não.

Dưa chua, thực phẩm chế biến

Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối. Dù muối cần thiết cho cơ thể con người nhưng trong quá trình ăn mặn, con người dễ rơi vào tình trạng càng ăn nhiều thì vị càng nặng.

Muối được sử dụng chủ yếu để cân bằng lượng nước bên trong và bên ngoài mô tế bào, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nhưng nếu bạn nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ làm rối loạn cân bằng hoạt động của cơ thể, làm tăng huyết áp. Đây là yếu tố nguy cơ mạnh làm tái phát đột quỵ hay nhồi máu não.

Bánh ngọt, trà sữa

Nhiều người thích ăn bánh ngọt, trà sữa vì những thực phẩm này có chứa nhiều đường, có tác dụng cải thiện tâm trạng. Cắt giảm đường thì việc tiết ra các hormone khoái cảm sẽ giảm và tâm trạng của con người sẽ trở nên khó chịu hơn nên lại tiếp tục thèm đường. Vì vậy mà các món ăn nhiều đường rất dễ gây nghiện.

Đường glucose là nguồn nhiên liệu chính của não. Tuy nhiên, não tiếp xúc với một lượng đường quá lớn trong chế độ ăn uống sẽ rất có hại.

Glucose trong máu tăng cao gây hại cho các mạch máu. Tổn thương mạch máu là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường, tổn thương các mạch máu trong não và mắt gây ra bệnh võng mạc. Một khi các mạch máu não bị thương tổn lâu dài sẽ dễ dẫn tới nhồi máu não.

Thịt mỡ và đồ chiên rán

Các món chiên với lớp vỏ ngoài giòn trong mềm tạo hương vị khó cưỡng nên rất nhiều người yêu thích. Thế nhưng chúng lại chứa quá nhiều dầu mỡ. Mà nếu nạp quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến tăng lipid máu, lipid máu càng cao thì khả năng bị xơ vữa càng lớn. Về lâu dài mạch máu lên não sẽ bị thu hẹp dần, khả năng nhồi máu não sẽ tăng cao.

Cách ăn uống để phòng ngừa nhồi máu não

Trước tiên bạn cần kiểm soát muối, dầu và đường. Hãy cố gắng không vượt quá giới hạn để giảm tác động của chúng đối với cơ thể con người.

Theo tiêu chuẩn, lượng đường, dầu và muối ăn hàng ngày của người lớn như sau: Không quá 6g muối mỗi ngày, khoảng 50g đường và 20g đến 30g dầu (lượng dầu tiêu thụ trong một ngày, kể cả dầu trong nấu nướng). Kiểm soát lượng ăn vào theo các tiêu chuẩn trên có thể tránh ăn quá nhiều đường, dầu và muối.

Ngoài ra, cấu trúc khẩu phần và phương pháp nấu ăn cũng cần được điều chỉnh. Chẳng hạn, khi giảm lượng chất béo, bạn có thể thêm một số loại trái cây, rau và thịt trắng vào chế độ ăn của mình, chủ yếu là thực phẩm thực vật.

Khi nấu ăn, bạn nên hấp, luộc thay vì xào để tránh được quá nhiều dầu đồng thời kiểm soát được lượng muối cho vào. Về kiểm soát đường, bạn nên cố gắng cai nghiện đường, nói chung nếu bạn không ăn đường trong vòng 1 tuần thì sự phụ thuộc sẽ giảm đi đáng kể.

Tác giả: Trần Thu Thủy