Có cần mua máy trợ thở, máy đo nồng độ SpO2 không?
Theo các chuyên gia cho biết để vận hành máy thở cần bác sĩ có kinh nghiệm, có hệ thống cung cấp oxy... nên việc mua máy trợ thở là không cần thiết. Những thứ này đều có trong bệnh viện. Khi bệnh nhân cần đến hệ thống này, bằng mọi cách cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Lưu ý: Đo SpO2 bằng ứng dụng trên điện thoại không có giá trị. Bởi đã có nhiều nghiên cứu về các ứng dụng này trên cả hai nền tảng IOS và Android cho thấy nó không đáng tin cậy.
Dấu hiệu để nhận biết F0 đang chuyển nặng thế nào?
Một F0 khi đang cách ly tại nhà, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đơn giản để theo dõi sức khỏe sau đây:
Đếm mạch:Vị trí đặt ba ngón tay như hình, bạn sẽ thấy mạch đập dưới tay mình.
Người lớn mạch 60 - 100 lần/phút là hoàn toàn bình thường. Trên 100 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút, bạn nên báo y tế.
Trẻ em: Mạch của trẻ nhỏ khó đếm hơn, anh chị có thể đặt tay vào giữa nếp bẹn hoặc bên cạnh cổ của trẻ để tìm mạch đập.
Đếm nhịp thở:Bạn nằm thư thái tối thiểu 5-10 phút, sau đó nhờ người khác đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống. Hoặc bạn có thể đặt điện thoại tự quay khung hình từ cằm xuống đến bụng, quay trong 3-5 phút, sau đó xem lại hoặc gửi cho bác sĩ.
Người lớn và trẻ lớn trên 15 tuổi thường có nhịp thở bình thường 16 - 20 lần/phút. Trên 25 hoặc dưới 15 lần/phút,người thân hãy báo cơ quan y tế.
Trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn:
+ Trẻ sơ sinh thở 30 - 50 lần/phút.
+ Trẻ 2 - 11 tháng thở 25 - 40 lần/phút
+ Trẻ 1 - 5 tuổi thở 20 - 30;
+ Trẻ 6 - 10 tuổi thở 15 - 30 lần/phút
Đo nhiệt độ: Ban cần dùng nhiệt kế kẹp nách trong tối thiểu 10 phút. Có thể dùng nhiệt kế bắn tai hoặc trán, đo ở tai là chính xác nhất.
+ Từ 36,1 - 37,2° C là bình thường.
+ Sốt từ 37,3°C - 38,5° C, lúc này người bệnh cần được chườm, lau cơ thể bằng khăn ấm, dùng miếng dán hạ sốt .
+ Sốt từ 38,5 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt
Những triệu chứng khác như: Nếu sắc mặt, màu môi, đầu các ngón tay hồng hào là bình thường. Khi F0 tái mặt, vã mồ hôi, môi và đầu ngón tay tím... là dấu hiệu nguy hiểm.
Nếu người bệnh có dấu hiệu: Mệt nhẹ, ho khan, đau họng, mất khứu giác, nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, sốt không liên tục, mạch 60 - 100, thở 15 - 20 lần/phút... là triệu chứng nhẹ. Lúc này bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, nhiều rau quả, uống nước cam, sinh tố, vitamin C...
Nếu người bệnh mệt nhiều hơn, thở 21 - 25 lần/phút, mạch 100 đến dưới 120 lần/phút, mặt môi tái... Nếu có oxy phải cho thở oxy và báo y tế địa phương, cố gắng đưa bệnh nhân đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Trường hợp người bệnh mệt lả, lơ mơ li bì, tím tái, thở hổn hển co rút lồng ngực, người lớn thở trên 30 lần/phút hoặc dưới 10 lần/phút, mạch trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút hoặc không thể tìm thấy mạch chính là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh lúc này cần được can thiệp y tế khẩn cấp, nếu không sẽ đe dọa tính mạng.
Khi có người thân là F0 cần làm gì?
Nếu ở cùng nhà, khi một người nhiễm Covid-19 thì khả năng rất cao các thành viên khác cũng dương tính. Bởi trước đó, việc tuân thủ 5K tại nhà thường khó thực hiện, do vậy bạn không nên cố chờ kết quả xét nghiệm nữa.Việc cần làm lúc này là theo dõi sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình theo hướng dẫn phía trên. Khi thấy bất thường lập tức báo các bác sĩ trong nhóm và y tế địa phương, yêu cầu hỗ trợ kịp thời.
Tác giả: Min Min
-
Thai phụ F0 phổi hỏng nặng được cứu trong gang tấc, rất tiếc thai nhi 29 tuần tuổi vĩnh viễn không thể chào đời
-
Xôn xao vụ 'chỉ ở trong nhà vẫn thành F0 do lây qua chó mèo': Bác sĩ lên tiếng giải thích
-
Loại hạt thường bị vứt đi nhưng mang lại vô vàn lợi ích quý giá với sức khỏe
-
Tiêm trộn 2 loại vaccine Covid -19 khác nhau liệu có hiệu quả và an toàn?
-
3 bộ phận trên cơ thể nữ giới càng chà xát nhiều càng nhanh lão hóa, không muốn già nhanh thì đừng làm