Đừng nói đến hết lời
Tại sao lại làm như thế? Bởi vì những lời nói ra có thể khiến người khác tổn thương, hơn nữa còn rước họa vào thân. Do đó thì cần phải suy nghĩ kỹ trước khi mở miệng, khi nói cũng cần phải lưu lại cho bản thân đường lui, đừng nói hết lời.
Đừng hành sự đến tột cùng
Người sống trên đời, hôm nay có thể mọi sự đều thuận lợi nhưng ngày mai rất có thể sẽ phải đối diện với khổ nạn khốn cùng. Do vậy, trước mỗi sự việc, nếu có thể tha thứ được cho người thì cứ tha thứ, đây cũng chính là chừa lại cho bản thân đường lui, cuối cùng sẽ đắc được phúc báo.
Hành sự nên lưu lại cho mình đường lui để sau này không phải khó xử. Chừa lại cho người một đường lui cũng chính là lưu lại cho bản thân một con đường sống.
Đừng lấp đầy dục vọng
Nếu một người không biết cách kiềm chế dục vọng của bản thân thì nhất định sẽ gặp tai họa. Đối mặt với cám dỗ, học được kiềm chế bản thân thì mới có thể an nhiên tự tại.
Một người khi muốn thỏa mãn dục vọng mà trở nên tham lam chính là lúc người này bắt đầu rơi xuống vực thẳm.
Tâm không thể tự mãn
Người xưa có câu: Đầy rồi sẽ dẫn đến tổn hại, thiếu hụt mới có thể để lấp vào. Cách đối nhân xử thế không hoàn hảo mới được coi là bình thường. Mọi thứ còn thiếu hụt mới được gọi là trạng thái sinh hoạt tốt.
Mặt trời mọc rồi sẽ lặn, trăng tròn rồi lại khuyết, nước đầy thì tràn. Khi đạt đến quá hoàn hảo lại chính là lúc báo hiệu điềm gở đến.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Có một kiểu bất hiếu mới đang lan rộng, con cái vô tâm, cha mẹ không biết lại còn tự hào đi khoe
-
Cuộc đời chẳng dài cũng chẳng ngắn, tích được 6 loại phúc đức này thì viên mãn tròn đầy
-
Sắp cận Tết phải nhớ: ''Không huýt sao đêm, không vỗ vai khi trời tối, không thưa khi nghe tiếng gọi lúc ngủ''
-
Người giàu có 4 loại phong thủy, biết phát huy thì con cháu hưởng lợi 8 đời chưa hết
-
Các cụ dặn: Ba thứ không thể chạm vào, nếu chạm thì sẽ rắc rối