Khi trẻ thừa nhận sai lầm
Khi trẻ mắc lỗi, chúng rất có ý thức về lỗi lầm của mình. Nếu trẻ biết mình đã sai ở đâu mà cha mẹ vẫn không ngừng chỉ trích, làm vậy không những vô nghĩa mà còn khiến trẻ có suy nghĩ tiêu cực hơn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ hay bị đổ lỗi và khen ngợi thường có những cách đối mặt với khó khăn khác nhau, một người sẽ có tâm lý rút lui và né tránh, trong khi người kia sẽ chủ động giải quyết mọi việc.
Giữa chốn đông người
Nếu muốn con càng ngày càng trở nên nhút nhát, tự ti vào bản thân và cảm thấy cô đơn, sợ hãi khi đứng trong đám đông – bố mẹ hãy cứ mang lỗi lầm ra mà mắng con khi đang có nhiều người chứng kiến. Còn nếu bố mẹ muốn điều ngược lại, thì hãy tránh xa thời điểm này nếu muốn nhắc nhở con.
Bởi cũng giống như người lớn, trẻ luôn có nhu cầu cần được tôn trọng và thể hiện bản thân mình. Vậy nên bố mẹ hãy cố gắng để hiểu suy nghĩ của trẻ và chọn cách ứng xử thích hợp với con khi đang ở giữa đám đông hay khi nhà có khách tới chơi…
Khi đi ra ngoài vào buổi sáng
Buổi sáng là thời điểm tràn đầy năng lượng, chúng ta đều cảm thấy phấn chấn, sảng khoái nhất. Cha mẹ nên cùng con chào ngày mới bằng tâm trạng vui vẻ. Khi con đi học, hãy tạm biệt con một cách nồng nhiệt, hào hứng. Hãy chúc con có một ngày đi học tiếp thu được nhiều kiến thức.
Cha mẹ đừng cằn nhằn, trách móc vào buổi sáng trước các lỗi như: Ăn chậm, ngủ dậy trễ,… Cha mẹ cần tìm ra phương pháp giúp con cải thiện tình trạng trên. Những đứa trẻ bị cha mẹ trách móc vào sáng sớm thường cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, ủ rũ trong cả ngày. Và tất nhiên chúng không còn năng lượng tích cực để tham gia các hoạt động xung quanh.
Khi đi ăn cùng nhau
Nhiều bậc cha mẹ không có thời gian bên con mà chỉ tập trung trao đổi với con vào bữa ăn cơm. Vì thế, khi nhớ ra vấn đề gì của con mà họ chưa hài lòng thì sẵn sàng giáo dục trong bữa cơm.
Đây là điều cực kỳ tai hại vì sẽ phá huỷ bầu không khí hoà thuận ban đầu. Trẻ không còn muốn ăn, chỉ ăn nhanh chóng để sớm kết thúc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ.
Cha mẹ có thể tham khảo cách đúng đắn khi phê bình con cái:
- Nói nhẹ nhàng: Hãy phê bình con bằng một giọng nhẹ nhàng, trầm hơn mức bình thường. Giọng trầm và có lực sẽ thú hút sự chú ý, đồng thời khiến trẻ tập trung những gì cha mẹ nói, từ đó đem lại hiệu quả truyền đạt cao.
- Im lặng: Một khi trẻ làm sai điều gì sẽ luôn lo lắng bị cha mẹ trách móc. Trẻ thường suy nghĩ vậy và chuẩn bị đón nhận cơn thịnh nộ từ cha mẹ. Chúng coi đó là điều hiển nhiên và chẳng mảy may quan tâm đến lỗi mình gây ra. Ngược lại, nếu cha mẹ im lặng sẽ khiến tâm lý trẻ căng thẳng, cảm thấy khó chịu. Từ đó trẻ sẽ tự nhìn ra lỗi lầm của mình.
- Gợi ý: Khi con mắc lỗi, nếu cha mẹ bình tĩnh giúp con nhìn ra các lỗi, không chỉ trích nặng lời sẽ khiến trẻ nhanh chóng hiểu được mong muốn của cha mẹ và sẵn sàng chấp nhận cách giáo dục. Đây cũng là cách bảo vệ lòng tự trọng của trẻ.
- Đổi bên: Khi một đứa trẻ mắc lỗi, chúng thường đổ lỗi cho người khác để tránh bị cha mẹ mắng. Lúc này, cha mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi con: "Nếu con là người đó, con sẽ giải thích như thế nào?". Điều này khiến những đứa trẻ nhìn ra lỗi lầm của mình và tự khắc nhận lỗi, không đổ cho người khác nữa.
- Kịp thời và thích hợp: Khái niệm về thời gian của trẻ tương đối kém. Vài ngày trôi qua là trẻ sẽ chẳng còn quan tâm đến chuyện gì vì bản chất của trẻ là ham chơi. Vì thế, khi mới mắc lỗi, cha mẹ cần nghiêm khắc giáo dục để trẻ nhớ và tránh lần sau tái phạm.
Tác giả: Mộc
-
8 thực phẩm tốt cho trí não của trẻ, càng ăn càng thông minh
-
Trẻ thiếu thốn tình cảm thường có 4 biểu hiện dễ nhận thấy, nhiều cha mẹ chủ quan bỏ qua
-
4 chỗ này của trẻ sơ sinh càng xấu thì lớn lên càng dễ "lột xác" hóa "thiên nga" nhanh chóng
-
Người xưa đã nói: 'Nhìn gót chân mẹ, hiểu được 4 phần tính cách con gái'
-
4 kiểu cha mẹ làm hư con cái, khiến bé khó trưởng thành trong tương lai