Thức ăn thừa qua đêm
Người Việt có thói quen tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh và để qua đêm, thậm chí để nhiều ngày. Mặc dù tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thấp, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn, nhưng không có nghĩa là thức ăn ở đây hoàn toàn được bảo vệ vô trùng.
Thực tế, nhiều loại vi khuẩn vẫn sinh sôi, phát triển trong tủ lạnh. Thức ăn càng để lâu trong tủ lạnh thì càng là "ổ chứa" vi khuẩn, dễ gây ra hiện tượng ngộ độc cho người sử dụng.
Nếu thường xuyên ăn thực phẩm như này sẽ khiến gan suy yếu, thậm chí gây bệnh nặng. Bởi thực phẩm bị "biến chất" sẽ khiến sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều để xử lý, lâu dần, gan sẽ tích tụ càng nhiều độc tố, dễ dẫn tới viêm gan, và cuối cùng là dẫn tới ung thư gan...
Bởi vậy, khi nấu nướng, bạn nên ước chừng lượng thức ăn vừa đủ dùng trong ngày, không nên tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh trong thời gian dài. Đừng vì tiếc rẻ mà hại sức khỏe.
Hải sản nấu chín để qua đêm
Sau những bữa tiệc hoặc bữa ăn ngon, hải sản thừa thường được cất trong tủ lạnh, hôm sau ăn tiếp. Vì hải sản đắt đỏ, chúng ta sẽ không bao giờ bỏ đi.
Tuy nhiên, hải sản chỉ ngon lành và bổ dưỡng nếu được ăn ngay sau khi nấu. Càng để lâu, hải sản càng dễ bị biến chất, cho dù được bảo quản lạnh. Tốt nhất là không nên ăn hải sản đã để qua đêm hay hải sản đã chế.
Càng để lâu, hải sản sẽ càng bị mất chất, cho dù được bảo quản ở tủ lạnh đi chăng nữa thì hàm lượng protein dồi dào trong hải sản cũng có thể bị biến chất, có thể làm người ăn bị tổn thương gan, thận. Tốt nhất là không được ăn hải sản đã để qua đêm, đồng thời không ăn hải sản đã chết.
Trái cây đã có dấu hiệu thối
Tủ lạnh chỉ có thể kéo dài thời gian bảo quản trái cây, chứ không thể khiến chúng tươi ngon mãi. Nếu trái cây để lâu trong tủ lạnh vẫn có thể thối, hỏng. Vi sinh vật trong trái cây thối có thể tạo ra những chất độc hại, gây bệnh.
Đặc biệt, hoa quả thối có thể chứa nấm mốc như Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Các loại nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan ở người. Aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần mốc hay được nấu chín ở 100 độ C thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn.
Thịt bảo quản quá lâu trong ngăn đông lạnh
Thực phẩm càng bảo quản lâu trong tủ lạnh càng mất chất dinh dưỡng, thậm chí còn bị nhiễm những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm nếu bảo quản không đúng cách.
Trong quá trình cấp đông thịt, các chất dinh dưỡng sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt được bảo quản ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng.Quá lạm dụng tủ lạnh để dự trữ thực phẩm có thể gây lãng phí dinh dưỡng, thậm chí các vấn đề về ngộ độc.
Trong môi trường đông lạnh, các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng của thịt chỉ tạm thời ngừng hoạt động. Sau khi rã đông, chúng sẽ biến đổi và hoạt động mạnh khiến có người sử dụng thịt có thể bị nhiễm độc tố, mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Mẹ là F0 đành gửi 3 con nhỏ cho hàng xóm, mấy hôm sau cả 3 bé lẫn hàng xóm đều dương tính
-
3 lưu ý đặc biệt khi điều trị, chăm sóc F0 tại nhà
-
Vì sao nước dừa được BS kiến nghị dùng cho F0: Dừa xiêm hay dừa các loại đều tốt
-
5 dấu hiệu ở miệng cho thấy gan đang bị tổn thương nghiêm trọng, mắc 1 điểm cũng cần đi khám ngay
-
Muỗi đốt F0 có thể làm lây lan nCoV không?