Muối
Trẻ nhỏ thận còn rất non nớt nên muối đi vào cơ thể bé có thể sẽ làm thận phải làm việc quá tải. Khi mẹ cho bé phải ăn đồ nhiều muối lúc còn nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn muối khi dưới 1 tuổi.
Đường
Muối cũng giống với đường ảnh hưởng không tốt tới thận, tim mạch của trẻ. Ngoài ra, còn gây nguy cơ bị sâu răng nên mẹ không nên cho đường vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Khi cho trẻ ăn dặm mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những đồ ăn nhiều đường như bánh bích quy, nước ép trái cây, kem.
Các loại hạt
Hạt rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng các loại hạt ẩn chứa nguy cơ gây hóc, nghẹn hàng đầu, mẹ chỉ nên cho con ăn các loại hạt nguyên hoặc hạt đã nghiền khi bé bắt đầu được 5 tuổi trở lên. Kể cả khi bé không bị hóc, nghẹn, các loại hạt vẫn có tỉ lệ gây dị ứng rất cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những trẻ xuất thân từ gia đình có người có tiền sử mắc dị ứng với hạt.
Thủy hải sản có vỏ
Trong thành phần dinh dưỡng các loại thủy hải sản như tôm, cua, ngao, sò, ốc,... là những thực phẩm dễ gây dị ứng và làm trẻ nhỏ đau bụng, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé tập ăn sau khi bé được tầm 9 tháng tuổi.
Trước khi cho bé ăn, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia và đặc biệt là cần tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản hay không.
Tác giả: Min Min
-
Bé 9 tuổi vĩnh viễn không thể cao thêm vì món ăn này của mẹ
-
Mai Phương hạnh phúc báo tin vui sau một thời gian dài điều trị ung thư
-
Công nương Kate bất ngờ bị chỉ trích khi gia đình nhà đẻ kiếm tiền từ con trai nhà Meghan theo cách "khó chịu"
-
Bước qua tuổi dậy thì mà vòng 1 không phát triển, đừng lo, chỉ cần nạp những loại vitamin này là đủ
-
Những món phụ kiện từng làm mưa làm gió một thời nhưng giờ đã quá xưa cũ