Tập thói quen tiết kiệm
Hãy chỉ cho con tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Trẻ nhỏ chưa từng trải qua những vấp ngã hay thực tế khắc nghiệt của cuộc sống, chúng sẽ không biết cách tiết kiệm ổn định.
Trước hết hãy giúp con hình thành thói quen chỉ mua những thứ con cần từ tiền chúng tiết kiệm được hàng tháng. Chẳng hạn, bạn cho con 5 nghìn mỗi ngày nhưng con muốn mua món đồ chơi có giá 150 nghìn. Vậy thì con cần tiết kiệm tới khi đủ tiền để mua món đồ đó.
Với cách này, trẻ hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc tiết kiệm, rèn luyện được đức tính kiên nhẫn.
Mở tài khoản riêng cho con
Sau khi trẻ tiết kiệm được một khoản kha khá, bạn hãy đưa con đến ngân hàng và mở tài khoản tiết kiệm cá nhân. Cha mẹ nên để các con biết số tiền được gửi là bao nhiêu. Khi đó, chúng sẽ hiểu rõ hơn về số tiền bản thân đang có.
Thế nhưng bạn đừng quá nâng cao giá trị số tiền này. Hãy nhớ việc tiết kiệm phải duy trì liên tục, đảm bảo được mục tiêu mà chúng hướng tới. Điều này giúp hình thành nên một nguồn động lực lớn cho con bạn nếu chúng hiểu rằng tiền của chúng sẽ tăng lên theo thời gian miễn là không sử dụng.
Nói với con tiền từ đâu mà có
Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi thường nghĩ rằng mọi người ai cũng có tiền và ngân hàng là nơi phát tiền cho mọi người sử dụng. Cũng không có gì lạ khi mà trẻ thường được đi theo cha mẹ đến cây ATM để rút tiền.
Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu tiền thực sự từ đâu mà có. Hãy nói với trẻ về công việc mà bạn đang làm, bạn được trả lương như thế nào, vì sao ngân hàng đưa tiền cho bạn. Bạn cũng nên giải thích thời gian ban ngày bạn không ở bên con là để đi làm, để kiếm tiền ra sao. Dần dần con sẽ hiểu được tiền có được là dựa trên lao động, công sức, không nên sử dụng hoang phí.
Cho phép con học hỏi từ sai lầm
Dạy con về tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền là một quá trình. Bản thân cha mẹ cũng có lúc mắc phải sai lầm vì vậy con cũng khó tránh. Con có thể tiêu quá nhiều tiền cho một món đồ không cần thiết. Hãy cho phép con mắc sai lầm bởi như vậy thì con sẽ học được rằng chúng nên quan tâm đến tiền của mình hơn là tiêu tiền vào những thứ mà chúng không cần đến.
Dần dần con sẽ không bị cám dỗ nỗ. Nó khuyến khích con suy nghĩ nhiều hơn về thói quen chi tiêu của mình. Nếu con mắc phải quá nhiều sai lầm, đã đến lúc phải bước vào và giải quyết chúng.
Dạy con cách lập ngân sách
Ngoài việc đặt ra các mục tiêu tiết kiệm, điều quan trọng là con bạn phải hiểu cách chúng có thể đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể dạy họ cách lập ngân sách. Có rất nhiều ứng dụng lập ngân sách mà cả bạn và con bạn có thể khám phá và sử dụng một cách miễn phí. Hãy chỉ cho con bạn cách bạn phân chia ngân sách mỗi tháng giữa các khoản cần thiết.
Khi con được theo dõi chi tiêu cùng bạn, con sẽ nhanh chóng hiểu rằng chúng cần lập kế hoạch tài chính để duy trì thành công ngân sách cân bằng.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
5 khoản chi lãng phí của người lần đầu làm cha mẹ
-
3 cách giúp bé biết cách tiết kiệm tiền từ nhỏ, lớn lên dễ dàng thành công, giàu có
-
Dạy con sớm biết quản lý tài chính cá nhân, bố mẹ nhất định cần nắm những điều này
-
"Thuê" con làm việc nhà là đúng hay sai? Câu trả lời khiến nhiều bậc cha mẹ hối hận
-
MC Thảo Vân chia sẻ xúc động về món quà con trai tặng nhân ngày sinh nhật