5 bộ phận của gà ăn thì ngon nhưng không khác gì thạch tín, bỏ ngay đừng có tiếc

( PHUNUTODAY ) - Đây đều là những bộ phận rất ngon trên cơ thể gà, nhưng trong đó ẩn chứa rất nhiều độc tố gây hại cho cơ thể chúng ta và có thể dẫn đến nguy cơ ung thư. Mọi người lưu ý nhé!

1. Phao câu

Dân gian có câu “Nhất phao câu, nhì đầu cánh”, phao câu có mùi mỡ gà đặc trưng lại beo béo nên rất được nhiều người thích ăn. Bên cạnh đó có người còn nói rằng phao câu có tác dụng giúp chị em có làn da đẹp mịn màng, đẹp tóc, thế nhưng điều này hoàn toàn không đúng.

Thực tế phao câu là bộ phận độc nhất của cơ thể con gà bởi nó chứa túi xoang và các tế bào lâm ba có mùi khá khó chịu, chất dịch này có nguy cơ gây ung thư nếu ăn phao câu quá nhiều và thường xuyên.

2. Da gà

Da gà là nơi ở của nhiều vi khuẩn đồng thời chứa nhiều chất béo và cholesterol không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với món gà quay, lượng cholesterol khi được quay chín sẽ bị oxy hóa tạo thành hợp chất nguy hại đến sức khỏe, nhiệt độ quá cao còn có có thể sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy nên bỏ da khi ăn và tuyệt đối không dùng riêng da gà để chế biến món ăn.

3. Phổi gà

Gà thường sống ở những nơi không sạch sẽ và ăn các loại sinh vật nhỏ trong đất, vì vậy các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà chứa rất nhiều chất độc cũng như vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt phổi gà rất dễ có các kí sinh trùng như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… và nấu chín cũng không thể loại bỏ hoàn toàn được chúng.

4. Mề gà

Mề gà có tác dụng nghiền nát thức ăn vì vậy một lượng chất độc có hại do gà ăn phải sẽ bị dự trữ tại đây và ảnh hưởng đế sức khỏe nếu bạn ăn vào.

5. Cổ gà

Nhiều người rất thích ăn cổ gà vì ít thịt, nhiều xương gặm rất ngon lại có những túi béo béo thơm thơm, thế nhưng đó chính là các tuyến bạch huyết tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có chứa các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại. Nếu bạn quá thích ăn cổ gà thì nên bóc bỏ lớp da đi và không nên ăn nhiều.

Các tuyến bạch huyết tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà chứa các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Tác giả: Mộc