Tiết kiệm không có nghĩa là ky bo. Tiết kiệm cũng không có nghĩa là bạn phải ăn uống kham khổ. Thay vào đó, lên kế hoạch thắt chặt chi tiêu giúp bạn vừa đảm bảo được những nhu cầu tất yếu của cuộc sống, vừa có khoản tiền tiết kiệm phòng khi dịch bệnh kéo dài.
Tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập
Không cần biết thu nhập của bạn là bao nhiêu, hãy dành riêng một khoản 10% để tiếp kiệm ngay khi nhận được chúng. Dịch bệnh lần này có thể còn kéo dài, có thể sẽ sớm kết thúc. Nhưng chúng ta không thể biết trước được trong tương lai sẽ có những dịch bệnh tương tự nào xảy đến hay không. Có một khoản tích lũy phòng thân giúp bạn có thể chủ động trước mọi tình huống.
Với một khoản tiết kiệm 10%, bạn vẫn có thể sống tốt với số tiền còn lại. Nếu thu nhập cao, bạn có thể nâng tỷ lệ này lên 20%, 30%,… Sau này, bạn có thể dùng nó để đầu tư, thực hiện các kế hoạch giáo dục, hưu trí,…
Cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu
Với các khoản chi tiêu không thiết yếu như du lịch, giải trí, mua sắm tiêu dùng (mỹ phẩm cao cấp, trang sức,…) bạn hoàn toàn có thể cắt giảm.
Chẳng hạn bình thường bạn dành ra 25 – 30% thu nhập cho các khoản chi tiêu không thiết yếu. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại, bạn có thể cắt giảm 10% khoản chi tiêu này. Như vậy, bạn vẫn đảm bảo được nhu cầu của bản thân, vừa tăng được tỷ lệ dành cho chi tiêu thiết yếu.
Xác định các khoản chi tiêu cố định hàng tháng
Hãy xác định các khoản chi cố định trong tháng như tiền thuê nhà, tiền điện nước, điện thoại, tiền học của con… Đây là các khoản chi mà tháng nào cũng có và khá đều nhau. Sau khi xác định được, bạn hãy để riêng từng khoản và cất vào một phong bì và tuyệt đối không dùng chúng vào việc khác.
Định mức chi tiêu thực phẩm, nhu yếu phẩm
Thực phẩm, nhu yếu phẩm là những khoản chi hàng ngày. Khoản chi này không cố định và bạn có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo tình hình thực tế.
Thời điểm này chúng ta cần bổ sung đầy đủ chất, nâng cao sức đề kháng nên không được ăn quá kham khổ, thiếu chất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cắt giảm bằng cách mua hoa quả trong nước thay vì hoa quả nhập khẩu, mua đồ ở chợ thay vì siêu thị.
Bạn cũng nên đưa ra định mức chi tiêu thực phẩm, nhu yếu phẩm cho gia đình trong tháng. Từ đó bạn sẽ có được kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Dành phần còn lại cho nhu cầu của bản thân
Sống quá ki cóp mà quên đi nhu cầu của bản thân không phải điều tốt. Sau khi đã cân đối lại chi tiêu, có một khoản tiết kiệm, số còn lại bạn có thể dành cho nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn như dành tiền để mua sách đọc trong những ngày giãn cách, mua một khóa học online để nâng cao kiến thức,…
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
"Thánh tiết kiệm" người Nhật tiết lộ bí quyết tích lũy để mua nhà bạc tỷ, nghỉ hưu sớm ở tuổi 33
-
Người tiết kiệm và người không tiết kiệm, sau 50 tuổi, khác biệt rất rõ ràng
-
5 cách giúp giảm nỗi lo về tiền bạc khi thu nhập giảm, dịch bệnh mãi chưa qua
-
10 cách tiết kiệm tiền ăn hàng ngày bất cứ ai cũng có thể thực hiện
-
10 mẹo chi tiêu mùa dịch giúp tiết kiệm 1 nửa tiền so với thông thường