1. Lập ngân sách chi tiêu
Một trong những việc quan trọng nhất giúp quản lý tiền bạc hiệu quả chính là lập ngân sách chi tiêu.
- Quy tắc chi tiêu 50/30/20
Bạn nên cân nhắc việc chia ngân sách theo quy tắc 50/30/20, đây là phương pháp tuyệt vời mà nhiều người áp dụng. Trong đó:
+ 50% cho chi tiêu thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, điện nước…
+ 30% cho chi tiêu cá nhân: xem phim, du lịch…
+ 20% cho các mục tiêu tài chính: tiết kiệm, trả nợ…
Cá chi phí này có thể linh động tùy theo nhu cầu của bạn. Bạn có thể tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.
- Phương pháp Kakeibo
Ngoài ra, có thể lựa chọn cách chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:
+ Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…
+ Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
+ Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
+ Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…
- Phương pháp 50/50
Đơn giản hơn, bạn có thể chia thu nhập thành 2 phần. 50% để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, 50% dành tiết kiệm.
2. Duy trì việc ghi chép chi tiêu
Nhiều người tiêu hết tiền mà cuối cùng không nhớ được mình đã tiêu gì. Vì thế, hãy ghi chép mọi thứ trong ngày. Bạn sẽ chỉ tốn vài phút để ghi chép lại chi tiêu hàng ngày của mình, và phân loại vào các mục như: Ăn uống, Mua sắm, Trả nợ,… Hoặc thêm các khoản thu nhập như: Lương, Thưởng,…
Nhờ đó, bạn sẽ đánh giá được ngay các khoản mình đã chi, cái nào tốn nhất và cái nào có thể tiết kiệm được.
3. Tiết kiệm chi tiêu bằng cách tự nấu ăn
Hãy cân nhắc đến việc chuẩn bị đồ ăn tại nhà và mang theo. Dậy sớm nấu cơm mỗi sáng, bạn sẽ có bữa trưa tiết kiệm và đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời tránh được những vấn đề an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, nên duy trì việc nấu ăn tại nhà thường xuyên. Hạn chế ăn uống bên ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
4. Lên danh sách trước khi mua sắm
Trước khi đi chợ, hãy lên danh sách trên điện thoại những vật dụng cần mua. Chỉ mua đầy đủ những gì đã được lên kế hoạch, trước khi bạn bị dụ dỗ bởi các quầy hàng khác trong siêu thị.
Từ danh sách này, bạn có thể ước tính được số tiền cần mang theo. Đôi khi, đem nhiều tiền trong túi sẽ khiến bạn khó kiềm chế được sở thích mua sắm của mình.
5. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện
Hóa đơn tiền điện hàng tháng giảm bớt đồng nghĩa với việc quỹ tiết kiệm sẽ tăng lên. Nên thay thế đồ điện trong nhà bằng các thiết bị tiết kiệm điện. Giá cao hơn nhưng tuổi thọ dài hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cài đặt các thiết bị cảm biến để tắt tự động khi không sử dụng.
6. Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết
Bớt một ly cà phê mỗi sáng, sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế những buổi tụ tập cùng bạn bè… là những cách đơn giản để cắt giảm chi tiêu không cần thiết.
Hãy tạo cho mình thói quen cân nhắc kĩ trước khi chi dùng bất cứ khoản nào. Hoặc nghĩ đến các phương án thay thế tiết kiệm hơn. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy số tiền mình đã tiết kiệm được vào cuối tháng.
7. Săn hàng giảm giá
Vào những dịp cuối năm hay các ngày lễ lớn, nhiều trung tâm mua sắm thường đưa ra các đợt giảm giá hấp dẫn cho người mua. Đây là cơ hội tốt để bạn có thể mua hàng tốt với mức giá ưu đãi. Nhưng cũng đừng vì thấy rẻ mà vội vàng mua những món đồ không cần thiết. Đó không phải tiết kiệm mà là lãng phí.
8. Sử dụng thẻ thành viên
Khi sở hữu thẻ thành viên, bạn sẽ có rất nhiều ưu đãi khi mua hàng như giảm giá 10-20%. Được tặng quà vào các dịp đặc biệt như sinh nhật hay lễ tết. Vì vậy, đừng bỏ qua việc đăng ký làm thẻ thành viên tại những nơi mà bạn thường xuyên mua sắm.
9. Luôn là một tấm gương tiết kiệm
Thói quen tiết kiệm nên được hình thành từ sớm và phải luôn nhất quán với tất cả các thành viên trong gia đình. Khi phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ trong tương lai, bạn sẽ hiểu tiết kiệm quan trọng như thế nào.
10. Tránh xa nợ nần
Mọi nỗ lực kiểm soát chi tiêu gia đình sẽ đổ bể nếu bạn lâm vào cảnh nợ nần. Hãy rà soát tất cả các món nợ trước khi lên kế hoạch hàng tháng. Đồng thời, đặt cho mình một thời hạn cụ thể để giải quyết từng món nợ.
Nợ có lãi suất cao ưu tiên trả trước. Lần lượt từng phần. Thương lượng gia hạn hoặc giảm lãi suất nếu cần thiết.