Trong bối cảnh vật giá leo thang, tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng là bài toán khiến nhiều gia đình đau đầu. Thế nhưng, bí quyết tiết kiệm chi tiêu không phải là "thắt lưng buộc bụng" mà là tính toán, sắp xếp hợp lý và bảo quản thực phẩm khoa học. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày.
1. Lập kế hoạch bữa ăn theo tuần: Bước tiết kiệm chi tiêu đầu tiên
Thay vì tự hỏi "hôm nay ăn gì?" vào mỗi sáng, việc lên sẵn thực đơn 7 ngày giúp bạn chủ động chuẩn bị nguyên liệu và tránh lãng phí, tiết kiệm chi tiêu.
- Tổng số bữa: 7 ngày × 3 bữa = 21 bữa ăn.
- Mỗi bữa: Tối thiểu 1 món đạm (thịt, cá, trứng, đậu…) + 1 món rau hoặc canh.
- Linh hoạt: Một số bữa sáng có thể dùng đồ khô, bánh mì, xôi…, giảm bớt lượng thực phẩm tươi cần dự trữ.
2. Phân nhóm thực phẩm theo thời gian sử dụng
Không phải thực phẩm nào cũng để được cả tuần, việc phân loại giúp bạn dùng đúng thời điểm, tránh hư hỏng, góp phần tiết kiệm chi tiêu:
- Dễ hỏng (dùng trong 2–3 ngày đầu): rau lá, cá nhỏ, rau thơm.
- Trung bình (dùng từ ngày 3–5): thịt heo, gà, trứng, đậu phụ.
- Bảo quản lâu (có thể dùng vào cuối tuần): các loại củ (su hào, bí đỏ, củ cải), đồ khô, đậu xanh, gạo.
Rau thuộc nhóm thực phẩm dễ hỏng, cần sử dụng trong thời gian 2-3 ngày để tránh hư hỏng.
3. Mẹo bảo quản thực phẩm đúng cách
Thực phẩm nếu không được bảo quản chuẩn sẽ nhanh hỏng, gây lãng phí và ảnh hưởng chất lượng bữa ăn. Mọi người có thể tham khảo các mẹo bảo quản thực phẩm sau:
- Thịt, cá: Chia theo bữa, bọc kín và cấp đông ngay sau khi mua.
- Rau lá: Nhặt sẵn, bọc bằng khăn ẩm hoặc giấy báo, cho vào túi zip có lỗ thoát khí.
- Củ quả: Giữ nguyên lớp vỏ, lau khô, tránh chồng đè gây dập.
- Trứng: Bảo quản trong ngăn mát, chỉ lau khô mà không rửa bằng nước.
- Đậu phụ: Ngâm nước sạch, thay nước mỗi ngày để giữ tươi 2–3 ngày.
- Cà chua: Chọn quả chín vừa, bọc kỹ bằng màng bọc thực phẩm để lâu chín.
4. Tiết kiệm chi tiêu bằng cách mua sắm ít lần nhưng hiệu quả
Tần suất lý tưởng để đi mua sắm thực phẩm là 2 lần/tuần. Điều này sẽ giúp mọi người vừa tiết kiệm thời gian, vừa giảm thiểu nguy cơ mua hàng dư thừa. Việc đi chợ ít lần nhưng mỗi lần đi đều có kế hoạch mua sắm từ trước sẽ tránh được tình trạng mua theo cảm hứng và phát sinh chi phí không cần thiết.
Đi mua sắm ít lần nhưng mỗi lần đều có kế hoạch từ trước sẽ tránh việc phát sinh chi phí, giúp tiết kiệm chi tiêu hiệu quả.
5. Đơn giản hoá tư duy quản lý, tiết kiệm chi tiêu
Tiết kiệm không đồng nghĩa với cắt giảm chất lượng mà đó là khả năng xoay vòng thực phẩm khéo léo, kiểm soát ví tiền, tránh lãng phí. Việc ăn uống tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không lên kế hoạch từ đầu thì không chỉ khiến mọi người phát sinh chi phí mà còn tốn của thời gian và sức lực.
Không cần quá cầu kỳ hay phải áp dụng những mẹo vặt phức tạp, chỉ cần thay đổi một chút cách lên kế hoạch và bảo quản thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được cả thời gian lẫn chi phí. Đó mới là cách chi tiêu thông minh trong thời đại hiện nay.
Tác giả: Uyên Phương
-
Thói quen nhỏ lại giúp tiết kiệm bất ngờ mà nhiều người không biết
-
7 mẹo tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi khó khăn, tiết kiệm hiệu quả để bớt âu lo về tài chính
-
Mùa dịch, nữ phó phòng ngân hàng từng kiếm 30 triệu đồng/tháng giờ phải vay mượn để sống: Sai lầm vì nhảy việc
-
Gợi ý mâm cơm giá rẻ chưa tới 30 nghìn đồng/người, vừa đầy đủ, lại tiết kiệm chi tiêu mùa dịch
-
Tiết kiệm chi tiêu đáng kể cho mỗi tháng nhờ áp dụng những tuyệt chiêu thông minh này