Cá là món ăn giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng có 5 trường hợp này không nên ăn cá kẻo rước thêm bệnh vào người. Đó là trường hợp nào?
5 Trường hợp không nên ăn cá đó là ai?
Người bị dị ứng khi ăn cá
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những người bị dị ứng cá là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với protein có trong cá. Đặc biệt, người có ngộ độc thực phẩm do ăn cá ươn hay nhiễm khuẩn, dị ứng cá là phản ứng của hệ miễn dịch, có thể xảy ra ngay cả khi ăn cá tươi và được chế biến kỹ.
Các triệu chứng dị ứng có thể từ nhẹ (phát ban, ngứa, buồn nôn) đến nghiêm trọng (khó thở, sốc phản vệ, có nguy cơ đe dọa tính mạng). Bất kỳ loại cá nào cũng có thể gây dị ứng nhưng một số loại thường gặp hơn bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm…
Người mắc bệnh gout
Trong thành phần dinh dưỡng của cá chứa purin, một chất khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo thành acid uric. Đồng thời, nồng độ acid uric cao trong máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Do đó, với những người bệnh gout nên hạn chế ăn các loại cá chứa nhiều purin như cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá thu…
Ngay cả với các loại cá có hàm lượng purin thấp, người bệnh gout cũng nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn quá thường xuyên. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về lượng cá phù hợp với tình trạng bệnh kẻo tình trạng bệnh tật càng trở nên nguy hiểm.
Người bị rối loạn chức năng máu
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong nên ăn ít tránh ăn cá. Nguyên nhân chính là trong thành phần của cá có thể ức chế tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu.
Trong cá có chứa Acid béo omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích… có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhưng chúng cũng có tác dụng làm loãng máu, ức chế sự kết tập tiểu cầu. Khi tiểu cầu bị ức chế, máu sẽ khó đông hơn, làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là ở những người đã có sẵn rối loạn chức năng máu.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hững người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích nên thận trọng khi ăn cá. Đồng thời, một số loại cá có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như các loại cá béo giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ…).
Trong cá có chứa chất béo omega-3 mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với protein và carbohydrate. Khi hệ tiêu hóa đang bị rối loạn, khả năng tiêu hóa chất béo bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng khó chịu.
Người bị tổn thương gan, thận nặng
Chức năng gan và thận suy giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý và đào thải các chất từ cá, đặc biệt là protein và các chất độc hại như thủy ngân. Do đó, người bị tổn thương gan, thận nặng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn cá để đảm bảo an toàn và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Tác giả: Nhật Ánh
-
Loại trái cây được mệnh danh là “kẹo thiên nhiên” giúp ngừa ung thư, chống lão hóa cực hiệu quả
-
Bác sĩ cảnh báo: 4 thói quen âm thầm tàn phá dạ dày, gây ung thư nặng hơn cả ăn đồ cay
-
5 loại rau giàu dinh dưỡng nhưng ăn càng nhiều càng dễ bị sỏi thận, suy thận
-
5 người tuyệt đối không ăn lòng lợn kẻo rước họa vào thân
-
Ăn gừng bỏ vỏ hay để nguyên vỏ tốt hơn?