Khoai tây
Vỏ khoai tây glycoalkaloid. Đây là một chất có thể gây ngộ độc mạn tính nếu bạn ăn thường xuyên.
Ở giai đoạn sớm, chúng thường không có biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng. Nhưng khi vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc mọc mầm, chất độc này sẽ tăng cao hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên gọt vỏ khoai tây trước khi chế biến.
Khoai lang
Khoai lang là món ăn quen thuộc đối với chị em vì nó có tác dụng rất tốt đối với việc giảm cân. Một số người có thói quen ăn khoai lang cả vỏ vì nghĩ rằng cách này sẽ giúp hấp thu hết các dưỡng chất quý giá của khoai. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ không chính xác.
Mặc dù vỏ khoai lang không gây ngộ độc ngay lập tức sau khi ăn tuy nhiên chúng cũng chứa chất có thể gây tổn hại đến gan.
Ngoài ra, vỏ khoai lang chứa nhiều chất kiềm, nếu ăn thường xuyên sẽ làm ruột cảm thấy khó chịu.
Đặc biệt, những củ khoai lang có đốm nâu xuất hiện là dấu hiệu của vi khuẩn tấn công. Bạn không nên ăn loại khoai này.
Quả hồng
Khi hồng chưa chín hẳn, axit tannic trong loại quả này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và tạo ra các biểu hiện ngộ độc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Khi hồng chín, lượng axit tannic sẽ tập trung nhiều ở lớp vỏ. Do đó, bạn cần phải gọt vỏ hồng trước khi ăn. Ăn hồng cả vỏ sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
Các loại trái cây nhiệt đới
Các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, xoài, chuối, dưa... luôn cần phải gọt vỏ trước khi ăn bởi vỏ của chúng thường cứng, khó nhai và khó tiêu hóa.
Vỏ tỏi, hành
Vỏ tỏi, hành không chứa chất dinh dưỡng vì vậy nên loại bỏ lớp vỏ ngoài này. Hơn nữa chúng tiếp xúc trực tiếp với đất nên bạn cần phải bóc bỏ vỏ trước khi dùng để chế biến món ăn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nhụy hoa nghệ tây được coi là "tiên dược" chống lão hóa nhưng có 4 nhóm người không nên dùng
-
Uống rượu bia chớ dại ăn thêm 5 loại thực phẩm kẻo rước độc vào người
-
4 vùng trên cơ thể bị đau cảnh báo bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa
-
Ăn liền một lúc 3 chiếc bánh Trung thu, người phụ nữ rơi vào hôn mê, suýt mất mạng