5 loại quả dễ tăng cân hơn ăn cơm, thịt cá, nhiều người không biết bảo sao mỡ bụng ngày càng 'dày cộp'

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người chọn ăn trái cây để giảm cân nhưng không biết rằng có những loại trái cây càng ăn càng tăng cân, dễ gây béo phì.

Bơ có chứa các chất béo đơn không bão hòa và hàm lượng protein cao. Thế nên, ăn một quả bơ đồng nghĩa với việc bạn có thêm cho cơ thể 370 calo. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng bạn nên kết hợp bơ với các nguyên liệu khác để tạo thành salad hay sinh tố, điều này giúp cho bạn tăng cân hiệu quả.

Sầu riêng

Sầu riêng có một hương vị đặc biệt không phải ai cũng dễ dàng ăn nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì ai cũng không thể phủ nhận rằng nó là vua của các loại trái cây. Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng, protein, carbohydrate, chất xơ, vitamin C,...

Nhưng sầu riêng cũng rất giàu hàm lượng calo, cứ 100gr sầu riêng thì chứa tới 147 calo, tương đương 1,3 bát cơm, hàm lượng chất béo cũng rất cao.

Vì vậy, nếu bạn nghiện ăn sầu riêng, sẽ không ngạc nhiên khi bạn ngày càng béo.

Mít

Mít cũng là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, nó chứa nhiều đường, vitamin C và các thành phần khác, lượng calo trên 100 gam mít là 105 kcal .

Tuy thấp hơn các loại trái cây trên nhưng mít lại chứa hàm lượng đường rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể tăng calo và gây béo phì.

Dừa

Dừa mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nên có khả năng giúp tăng cân nhanh chóng. Trong thành phần của cơm dừa có chứa nhiều chất béo và cũng rất giàu hàm lượng calo. Ngoài ra, thành phần nước dừa còn chứa nhiều vitamin, chất xơ nên có tác dụng thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể.

Quả vải

72 kcal/100 g = 10 phút đi bộ nhanh.

Lượng kcal trong quả vải thấp, nhưng lượng đường lại rất cao, chiếm 20%. Để tránh tăng cân, cần cân đối số lượng nạp vào cơ thể thích hợp. Ngoài ra không nên ăn vải lúc đói vì hàm lượng đường trong vải tươi sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, dẫn đến gây viêm nhiệt hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Nếu muốn giảm cân, không nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao, cũng nên kiểm soát lượng hoa quả ăn mỗi ngày ở mức 200 g. Cụ thể:

- Trái cây có hàm lượng đường thấp (4-10%): bưởi, mận, dâu tây.

- Trái cây có hàm lượng đường trung bình (10-15%): cam, đu đủ, đào, táo, nho, dứa, kiwi, lựu.

- Trái cây có hàm lượng đường cao (>15%): chuối, hồng, vải, mía...

Cách ăn trái cây trong ngày

Ăn giữa các bữa ăn

Ăn trái cây trước bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no. Do đó cách này có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào sau đó, có lợi cho người giảm cân.

Đừng ăn quá nhiều

Từ bảng kcal trên, có thể thấy trái cây "ngon" có lượng kcal cao hơn. Vì vậy, không nên lấy hoa quả làm lương thực, cần chú ý kiểm soát số lượng.

Chọn trái cây tươi

Trái cây tươi có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon, giúp cơ thể hấp thụ tối đa vitamin và dinh dưỡng khác. Không nên mua nhiều hoa quả một lúc, dù bảo quản trong tủ lạnh cũng không tránh khỏi tình trạng mất nước, mất mùi vị, lại còn dễ nhiễm khuẩn.

Chú ý, trái cây không thể thay thế rau.

Tác giả: Vũ Ngọc