5 loại thực phẩm hay bị làm giả và cách phân biệt chuẩn xác nhất chỉ trong vài giây

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những phép thử đơn giản giúp bà nội trợ nhận biết độ an toàn của thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ gia đình:

1. Bột nghệ

Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt Hidro clorua HCL vào trong ống nghiệm chứa bột nghệ. Sau đó quan sát, nếu dung dịch xuất hiện màu hồng, tím hoặc tím nhạt, bột nghệ là hàng giả.

2. Gạo giả

Lấy 1 chậu nước, cho gạo vào ngâm. Gạo thật sau 1 thời gian sẽ trương nở, còn gạo giả thì không mà nổi lên mặt nước.

Kinh nghiệm của một số tiểu thương buôn bán gạo cho thấy, gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục.

Ngoài ra khi bóp chặt nắm gạo, buông tay ra nhiều hạt gạo vẫn dính trong lòng bàn tay nhờ màng phủ. Còn gạo giả, do làm bằng nhựa nên nước vo gạo vẫn trong và ít dính trong lòng bàn tay.

3. Cà phê

Rắc một lượng nhỏ bột cà phê lên mặt nước đựng trong ly. Cà phê thật vẫn nổi, còn cà phê giả làm từ bột rễ rau diếp xoăn sẽ chìm xuống đáy và để lại một vệt màu.

4. Sữa

– Nhỏ một giọt sữa lên mặt phẳng nghiêng. Nếu giọt sữa để lại vệt màu trắng, đây là dấu hiệu của sữa nguyên chất. Nhưng nếu nó không để lại vệt màu nào, sữa này đã bị pha trộn.

– Nếu sữa chuyển sang màu vàng khi đun nóng đồng thời để lại vị đắng và vị xà phòng sau khi uống thì chắc chắn đã có chất giả tạo được trộn vào.

5. Bột ớt

Ớt bột thật là loại không thể hòa tan trong nước. Nếu cho vào nước thì sẽ nổi lên trên và không bị ra màu.

Còn nếu bạn cho vào nước và thấy bột ớt ấy tan biến thành một loại dung dịch có màu đỏ hoặc màu cam thì chắc chắn đó là loại bột ớt đã được pha, nhuộm màu.

Tác giả: Mộc