Tuyết rơi ở sa mạc Sahara
Ít ai ngờ rằng tuyết có thể rơi ở một nơi khô cằn và nóng bức như sa mạc, bởi hiện tượng này thường chỉ xuất hiện ở các vùng có khí hậu ôn đới hoặc hàn đới. Tuy nhiên, tại một số dãy núi trong sa mạc Sahara, tuyết rơi là điều hoàn toàn bình thường. Đỉnh Tahat, ngọn núi cao nhất tại Algeria, thường xuyên chứng kiến cảnh tuyết rơi với chu kỳ khoảng 3 năm một lần vào mùa đông. Còn tại dãy núi Tibesti ở miền Bắc Chad, tuyết rơi dày đặc trên các đỉnh núi cao hơn 2.500 mét cứ trung bình mỗi 7 năm lại diễn ra một lần.
Tuy nhiên, một sự kiện bất thường đã xảy ra vào ngày 18 tháng 2 năm 1979 khi tuyết lần đầu tiên rơi tại các khu vực địa hình thấp của sa mạc Sahara. Tuyết xuất hiện ở miền Nam Algeria, kèm theo một cơn bão tuyết kéo dài khoảng nửa giờ, khiến hệ thống giao thông tại đây bị đình trệ và tê liệt. Đây là một hiện tượng tự nhiên hiếm hoi đã khiến nhiều người trên thế giới vô cùng kinh ngạc.
Quần đảo Maldives
Quần đảo Maldives được coi là quốc gia có độ cao thấp nhất trên thế giới, với mặt đất chỉ nhô lên khoảng 1,8m so với mực nước biển. Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của quốc gia này. Một số cư dân trên các hòn đảo đã phải di dời khỏi nhà của họ do tác động của hiện tượng này.
Nhằm thu hút sự chú ý đến mối lo ngại này, vào tháng 10/2009, Tổng thống Mohamed Nasheed đã đưa cuộc họp nội các xuống đáy biển. Tổng thống cùng 13 thành viên chính phủ đã trang bị thiết bị lặn và ngồi làm việc tại những chiếc bàn được đặt dưới đáy đại dương.
Mật ong
Mặc dù chưa xác định được chính xác thời điểm con người bắt đầu sử dụng mật ong, nhưng theo thông tin dịch từ Reddit, một lượng mật ong cổ xưa nhất từng được phát hiện ở Georgia. Điều đáng kinh ngạc là mật ong này có niên đại hơn 5000 năm. Đáng chú ý hơn, mật ong này vẫn còn ăn được sau ngần ấy thời gian.
Mật ong thực sự là một kỳ quan thiên nhiên. Bên cạnh hương vị thơm ngon, mật ong là loại thực phẩm duy nhất trên Trái Đất có khả năng bảo quản hàng ngàn năm mà không hư hỏng.
Thủ đô của Mông Cổ
Thành phố Ulaanbaatar (còn được gọi là Ulan Bator), nằm bên bờ sông Tuul, không chỉ là thủ đô mà còn là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Đặc biệt, Ulaanbaatar được ghi nhận là thủ đô lạnh nhất thế giới.
Khi đến Ulaanbaatar, du khách có thể khám phá khu mua sắm đẳng cấp gần quảng trường Sukhbaatar, chiêm ngưỡng tòa tháp Blue Sky cao nhất Mông Cổ, và thư giãn tại khách sạn Shangri-La, với 290 phòng sang trọng.
Kim tự tháp Ai Cập
Bạn có biết rằng Đại kim tự tháp Giza được xây dựng từ 2.300.000 khối đá, mỗi khối nặng hơn 50 tấn? Dù nhiệt độ bên ngoài các kim tự tháp Ai Cập rất cao do nằm trong vùng sa mạc nóng quanh năm, nhưng nhiệt độ bên trong kim tự tháp luôn duy trì ổn định ở mức 20 độ C. Một trong những yếu tố giúp kim tự tháp tồn tại bền bỉ qua thời gian chính là loại vữa đặc biệt được sử dụng để kết nối các khối đá, mà cho đến nay con người vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn về nó.
Trái với nhiều câu chuyện truyền thống kể rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi nô lệ và tù nhân, thực tế có khả năng cao rằng những người thợ tham gia xây dựng kim tự tháp là những người có tay nghề cao và được trả công xứng đáng.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bí ẩn ly kỳ về thân thế vua Lý Thái Tổ: ‘Vua không cha’ là sự thật hay chỉ là truyền thuyết?
-
Ngọn núi duy nhất trên thế giới phun ra vàng thật mỗi ngày nhưng không ai dám lấy và sự thật bất ngờ
-
Hoàng đế "lười" nhất Trung Quốc: 28 năm không thiết triều, 400 năm sau mở quan tài mới vỡ lẽ
-
Vì sao nhiều phi tần cả đời sống trong cung nhưng chẳng thể mang thai? Sự thật tàn khốc đến khó tin
-
Binh sĩ thời xưa giải quyết nhu cầu sinh lý theo cách độc lạ, nhiều người không tin đó là sự thật