5 thói quen gây hại thính giác mà nhiều người vẫn đang mắc phải mỗi ngày

( PHUNUTODAY ) - Không phải chỉ có nghe nhạc to mới khiến tai bạn gặp nguy hiểm. Hút thuốc, lười vận động hay sức khỏe răng miệng không đảm bảo cũng gây ra nguy cơ mất thính giác.

Dùng tăm bông

Một số người có thói quen dùng tăm bông để loại bỏ ráy tai. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ ráy tai có thể được loại bỏ bằng tăm bông, phần còn lại sẽ bị đẩy sâu vào bên trong. Việc sử dụng tăm bông nhiều lần có thể khiến ráy tai tích tụ ngày càng nhiều hơn, cản trở sự truyền âm thanh.

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy như bị mất thính giác. Nếu dùng ngoáy tai thì ít đẩy vào trong hơn nhưng lại có thể gây tổn thương cho bề mặt ống tai, gây viêm tai giữa hoặc nặng hơn là gây thủng màng nhĩ.

Uống quá nhiều rượu

Theo các chuyên gia, uống rượu ở mức độ vừa phải tốt cho tim và cơ thể. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều, rượu lại gây ra hàng loạt nguy cơ bệnh tật. Uống quá nhiều rượu làm hại thính giác bởi lượng rượu trong máu sẽ làm tổn thương các tế bào thính giác ở vùng ốc tai. Thêm vào đó, rượu còn tác động xấu lên vùng vỏ não thính giác.

Lười vận động

Lười vận động ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và thính giác nói riêng. Tiểu đường, một trong những căn bệnh hay gặp khi lười vận động, có thể dẫn đến mất thính giác bởi lượng đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh liên quan đến tai.

Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn

Nghe nhạc lớn bằng tai nghe hoặc thường xuyên đến club, những buổi tiệc tùng có thể gây hại cho sức khỏe tai của bạn. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn trên 85 decibel vì lý do nghề nghiệp, chẳng hạn như làm việc trên công trường xây dựng hoặc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn giao thông, về lâu dài cũng rất có hại cho đôi tai.

Nếu bạn cảm thấy xung quanh ồn ào, nên dùng các ứng dụng trên điện thoại có thể đo được decibel, kiểm tra mức độ tiếng ồn và đeo nút tai nếu tiếng ồn lớn hơn 85 decibel để bảo vệ tai của bạn.

Nghe âm thanh quá to

Tất nhiên bạn sẽ gặp phải vấn đề về thính giác nếu thường xuyên nghe những âm thanh quá lớn. Để bảo vệ tai, hãy vặn nhỏ nhạc và có biện pháp bảo vệ tai như sử dụng nút bịt nếu phải làm việc trong môi trường quá ồn.

Tác giả: Mộc