Tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa tiếp nhận chùm ca bệnh 6 trẻ nhỏ thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu với các triệu chứng bị ngộ độc nặng. Và một bé đã không thể qua khỏi. Khi tiếp nhận các bệnh nhân đều có chung tình trạng nôn ói, tiêu chảy, mệt, khó thở… Sau đó các bé được chuyển tới khoa hồi sức tích cực - chống độc để điều trị.
Trong đó có 2 bé diễn tiến xấu hơn, nôi ói, co giật, tiêu chảy, xuất hiện các cơn ngưng tim, thở chậm, suy hô hấp phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương.
Mặc dù đã được các bác sĩ điều trị tích cực, nhưng sau đó một bé diễn tiến xấu hơn, tổn thương đa cơ quan như tim, thần kinh và tử vong. Một bé còn lại hiện đang tiếp tục được điều trị lọc máu liên tục.
Theo chia sẻ của bác sĩ Phạm Thị Kiều Trang, phó khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho hay ngộ độc nặng như thế này trước đây chỉ có ngộ độc paraquat, phốt pho hữu cơ và nấm. Tuy nhiên đã lâu bệnh viện chưa tiếp nhận mộtchùm ca bệnh nặng như thế này. Đặc biệt, 2 bệnh nhi có biểu hiện rất nặng, phải lọc máu liên tục, thay huyết tương, dùng cục lọc để hấp thụ độc chất cho các bệnh nhi.
Theo chia sẻ của người nhà các bệnh nhi, thì người nhà mua bánh mì kẹp patê, chà bông cho cả nhà cùng ăn. Đến 12h, cả nhà cùng ăn cơm trắng, canh mồng tới nấu với tôm, thịt bò xào hành tây và bò lagu. Sau khi ăn chừng 20 phút, một bé có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, co giật và ngất xỉu. Sau đó, 5 bé khác cũng xuất hiện triệu chứng tương tự nên được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu điều trị. Sau khi sơ cứu, các bé được chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu.
Chuyên gia cảnh báo cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Một trong những cách tự bảo vệ mình và người thân khỏi ngộ độc thực phẩm là bạn cần ăn chín uống sôi và mua thực phẩm ở nơi uy tín.
Trong mua sắm thức ăn: Khi mua thực phẩm bạn nên cố gắng chọn lựa thực phẩm ở những cửa hàng, siêu thị có uy tín có tem mác hạn sử dụng rõ ràng. Sau khi mua nên giữ thực phẩm có nguy cơ cao dễ bị ô nhiễm trong vùng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Theo đó, bạn nên lập kế hoạch trước và đánh số thứ tự các món cần mua. Thực phẩm chế biến nóng và lạnh chỉ nên lấy vào giỏ hàng khi bạn chuẩn bị kết thúc chuyến đi mua sắm của mình.
Bảo quản thực phẩm lạnh: Bạn nên nên bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Đồng thời, nên giữ thực phẩm nóng và thực phẩm lạnh riêng biệt. Khi bảo quản thực phẩm chín nên có hộp chứa giữ nhiệt cho thực phẩm nóng hay thực phẩm lạnh.
Trong chuẩn bị thức ăn: Bạn nên rửa tay sạch dưới vòi nước chảy cùng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn. Trước khi chuẩn bị thức ăn, nên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch
Bạn cũng không nên sử dụng cùng một thớt cho thực phẩm thô sẽ được sử dụng để nấu chín như thịt, hải sản và thực phẩm được phục vụ sống như rau củ, trái cây. Điều này sẽ giúp giảm cơ hội ô nhiễm chéo giữa các nhóm thực phẩm.
Tác giả: Min Min
-
Bữa tối ăn canh mướp, cả nhà ngộ độc phải nhập viện: Cảnh báo dấu hiệu ở bầu, mướp không được ăn
-
Người phụ nữ 51 tuổi suy đa tạng chỉ vì ăn mía: BS cảnh báo loại mía tuyệt đối không được đụng tới
-
6 kiểu người tránh xa cua đồng, ăn vào dễ ngộ độc thực phẩm nhập viện
-
Ăn sầu riêng rất tốt nhưng ăn với thứ này thì "đại kị"
-
Puka tuyên bố đã chia tay Gin Tuấn Kiệt khiến ai cũng ngỡ ngàng