Nguyên nhân gây nên trình trạng chảy nước mũi
Nước mũi hay còn gọi là dịch mũi là chất nhầy trong suốt, giữ chức năng "lọc" bụi bẩn, dị vật tồn tại trong không khí khi hít vào, nhằm ngăn chặn các tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể qua mũi. Khi tăng tiết quá mức, nước mũi sẽ có thể chảy ra ngoài hoặc bị nuốt xuống cổ họng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Dị ứng
Nếu vô tình, bạn hít hoặc ngửi phải phấn hoa, lông chó mèo hay một số chất gây dị ứng thì nguy cơ bị chảy nước mũi liên tục khá cao. Bởi vì khi bị dị ứng, niêm mạc mũi rất nhạy cảm, dễ bị kích thích và tăng tiết dịch nhầy.
Dị vật bên trong mũi
Khi bị bụi bẩn hay dị vật xâm nhập vào bên trong mũi sẽ gây kích thích màng nhầy tăng tiết. Đồng thời do xuất hiện vật thể lạ, cơ thể cũng sẽ đáp lại thông qua các phản ứng miễn dịch, Khiến một bên mũi sẽ bị chảy dịch nhầy và đặc biệt là sẽ có mùi hôi vô cùng khó chịu.
Cảm lạnh
Khi thời tiết thay đổi, virus gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng, đồng thời giải phóng ra Cytokine chất hóa học gây viêm. Ban đầu dịch mũi chảy ra loãng, trong suốt sau vài ngày nước mũi trở nên đặc, cơ thể có biểu hiện sốt kèm theo nghẹt mũi, đau họng, khàn giọng,…
Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh do virus cúm tấn công vào niêm mạc mũi, họng gây sốt cao, mệt mỏi, chảy nước mũi liên tục, ho, đau họng, nghẹt mũi,…
Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi, xoang bị viêm sưng, sản sinh nhiều dịch rỉ viêm làm thu hẹp đường mũi. Do đó khi mắc bệnh bạn sẽ có biểu hiện nghẹt mũi, chảy dịch mũi màu vàng, xanh ra ngoài hoặc tích tụ bên trong.
Làm thế nào để ngưng chảy nước mũi?
Những người bị chảy dịch mũi có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.
1. Uống đủ nước
Khi bị chảy nước mũi, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Đồng thời, việc bổ sung nước cũng là cách để làm loãng dịch mũi, tạo điều kiện tống xuất dịch ra ngoài. Tuy nhiên, bạn hãy chọn uống nước ấm thay vì nước lạnh, đặc biệt là các loại trà thảo mộc ấm nóng.
Khi uống, hơi nước sẽ bốc lên có tác dụng làm se niêm mạc, thông thoáng đường mũi và cảm thấy dễ thở hơn. Bên cạnh đó, khi uống các trà thảo mộc, các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên có trong thảo mộc sẽ góp phần giảm viêm nhiễm. Ngoài ra bạn nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, cà phê gây khô cổ họng, dịch mũi trở nên đặc dính khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Xông mặt
Cũng tương tự như khi chúng ta tận dụng hơi bốc lên khi uống nước ấm vậy. Để ngưng chảy nước mũi, cách hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay lúc này đó là xông mặt bằng nước nóng. Việc của bạn chỉ cần chuẩn bị một nồi nước nóng, mở hé nắp và dùng một tấm vải lớn trùm lên đầu là được. Sau đó từ từ hít thở để hơi nóng đi qua mũi trong khoảng từ 10 - 15 phút.
Chú ý, trong quá trình xông, bạn không nên ngồi quá gần nồi nước để tránh bị bỏng. Đồng thời khi cảm thấy quá nóng, bạn có thể mở khăn trùm đầu ra hít thở rồi tiếp tục xông. Trường hợp dịch mũi chảy ra ngay lúc đó thì bạn nên xì hết ra cho thông thoáng. Để dễ chịu hơn, bạn có thể thêm vào nồi nước xông một vài giọt tinh dầu bạc hà, hương thảo có tác dụng thư giãn, làm dịu niêm mạc, đồng thời khử khuẩn và thông mũi hiệu quả.
3. Tắm nước ấm
Một trong những cách làm ngưng chảy nước mũi hiệu quả đó là tắm bằng nước ấm. Biện pháp này không chỉ mang đến cảm giác thoải mái, thư thái mà còn giúp bạn thông thoáng đường thở. Nguyên nhân là do, trong quá trình tắm, việc hít thở hơi nước ấm bốc lên sẽ khiến các cuốn mũi co lại, từ đó tạo điều kiện cho dịch nhầy thoát ra ngoài nhanh và mau khỏi.
4. Rửa mũi
Một biện pháp cho những người bị chảy nước mũi do viêm xoang có thể kiểm soát tình trạng đó là rửa mũi. Không nhất thiết bạn phải đến bác sĩ, mà có thể làm tại nhà ngay lập tức, bằng cách dùng một bình nhỏ có vòi dẫn hoặc bình Neti pot để làm sạch xoang mũi. Để sát trùng niêm mạc mũi, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối vô trùng, nước cất cho vào bình. Sau đó đặt vòi vào một bên mũi và nghiêng đầu rồi cho nước từ từ chảy vào và thoát qua bên mũi còn lại.
5. Súc miệng bằng nước muối
Bạn sẽ phải bất ngờ khi biết rằng, súc miệng bằng nước muối cũng có thể làm giảm tình trạng chảy nước mũi. Việc súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có trong cổ họng, làm sạch đờm và chất nhầy tích tụ. Từ đó kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và chảy nước mũi thường xuyên.
6. Kê cao gối khi ngủ
Để tránh khó chịu khi ngủ, bạn nên kê cao gối để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu. Dịch mũi được tống ra ngoài một cách tự nhiên giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.
Hy vọng với những biện pháp trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chảy nước mũi khó chịu. Nếu bạn gặp phải tình trạng chảy nước mũi kéo dài, kèm theo là các triệu chứng sốt, nghẹt mũi thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh lý mắc phải, từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp nhất cho bạn.
Tác giả: Minh Hằng
-
6 triệu chứng ban đầu khi nhiễm biến thể Omicron: Rất mệt mỏi, chảy nước mũi và ngứa họng
-
Mùa lạnh bị ho, chảy mũi, ngứa họng: Làm sao để phân biệt triệu chứng nào là cảm lạnh, cúm hay Covid-19?
-
Viêm xoang gây mệt mỏi, nghẹt mũi nặng tới mấy mà áp dụng những mẹo này cũng khỏi
-
Mách mẹ cách nhìn màu nước mũi phát hiện bệnh của trẻ, gặp dấu hiệu này cần đưa trẻ đi khám gấp
-
Hé lộ thông tin hiếm về cuộc sống em trai Nhã Phương sở hữu gương mặt 'y đúc' cô chị