6 điều tội tệ xảy ra khi bạn thở bằng miệng trong lúc ngủ
Khô miệng và môi
Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra khi bạn há miệng thở trong lúc ngủ. Khi thở bằng miệng, nước bọt sẽ bay hơi và làm miệng, môi bị khô. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn để lại hậu quả lâu dài là làm mất đi chức năng bảo vệ của nước bọt, suy giảm khả năng nuốt.
Hôi miệng
Khi lượng nước bọt giảm thì khả năng tự làm sạch khoang miệng cũng không còn. Khi đó, miệng trở thành môi trường tốt cho các loại vi khuẩn tồn tại và gây ra hôi miệng.
Gây ngáy
Một trong những lý do gây ra hiện tượng ngáy khi ngủ là thở bằng miệng. Khi đó, các cơ vòm miệng sẽ thư giảm, làm cho miêng và vòm miệng rung động khi hít vào và phát ra tiếng ngáy.
Sâu răng
Nước bọt có thể giúp làm sạch răng miệng, loại bỏ axit không mong muốn và bảo vệ men răng. Khi lượng nước bọt không đủ, độ pH mảng bám bị há xuống thấp, khoang miệng không được làm sạch và trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Ảnh hưởng tới hình dáng khuôn mặt
Thở bằng miệng có thể tác động đến vòm răng, vị trí các răng từ đó tạo hiệu ứng lên môi, lưỡi, vòm miệng. Những người thường xuyên thở bằng miệng khi ngủ hay có khuôn mặt ngắn hơn, răng sít, đường mũi hẹp, lỗ mũi to, cằm nhỏ và cứng, môi cong hơn.Nuốt bất thường
Như đã nói ở trên, thở bằng miệng khiến miệng bị khô. Khi đó, bạn có xu hướng đẩy lưỡi về phía trước để nuốt thay vì ngậm miệng lại. Thông thường, lưỡi dồn áp lực vào vòm miệng và tạo ra những "cơn sóng" đẩy thực phẩm xuống thực quản. Tuy nhiên, khi thở bằng miệng, việc nuốt thức ăn không diễn ra theo cơ chế này. Không khí được nuốt vào nhiều hơn và có thể gây trào ngược dạ dày.
Cách khắc phục tình trạng thở bằng miệng trong lúc ngủ
Nếu thở bằng miệng là hậu quả của amidan phì đại thì cắt amidan sẽ giải quyết được vấn để.
Nếu mở miệng khi ngủ liên quan đến bất thường của cấu trúc răng thì cần phải điều chỉnh nha.
Đôi khi việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ làm tắc nghẽn mũi và dẫn đến việc phải thở bằng miệng. Vì vậy, hãy cố gắng giữ nơi ở sạch sẽ, giảm các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn...
Kê cao dầu khi ngủ có thể tránh nghẹt mũi - một tình trạng dẫn đến thở bằng miệng. Tuy nhiên, khi ngủ bạn không nên gối quá cao vì dễ bị đau cổ gáy.
Bạn có thể tìm đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị hiện tượng thở bằng miệng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nữ sinh 15 tuổi suy gan, suy phổi nặng do thói quen này: BS nhắc nhở “đừng tự hại mình vì thiếu hiểu biết”
-
Người đàn ông nhiễm khuẩn chết người từ điều hòa, suy hô hấp: Chuyên gia nói "điều hòa không bảo dưỡng bẩn hơn WC"
-
3 thực phẩm hút sạch kim loại nặng, bổ phổi, càng ăn càng thọ, 2 loại nên tránh xa kẻo gặp họa sát thân
-
Dự kiến bàn giao Bệnh viện dã chiến tại Đà Nẵng trong chiều 5/8
-
Người đàn ông "nuôi" 50 con sán lá gan chỉ vì thói quen “sướng mồm hại thân”