Bộ tộc kỳ lạ: Nơi phụ nữ chưa chồng phải 'thả rông' ngực, đàn ông được kiểm tra 'trong trắng' bằng... nước tiểu

( PHUNUTODAY ) - Tại đây, phụ nữ chưa chồng bị cấm không được mặc áo và phải kiểm tra trinh tiết bằng cây sậy trước sự chứng kiến của hàng trăm người.

Bộ tộc Zulu là cộng đồng dân tộc lớn nhất ở Nam Phi. Hiện nay, bộ tộc này có khoảng 11-12 triệu người sinh sống tập trung tại tỉnh KwaZulu-Natal, phía Đông Nam Nam Phi.

Vào thời điểm huy hoàng nhất, họ thậm chí còn thành lập cả Vương quốc Zulu. Và hầu hết người dân tại đây đều theo đạo Kito giáo và tín ngưỡng tuyệt đối vào Chúa trời. Theo tiếng địa phương, Zulu còn có nghĩa là “chúa trời”.

Người Zulu thường sinh sống trong những ngôi nhà lúp thúp, tạm bợ dựng lên từ lá cỏ và lau sậy. Cuộc sống của họ vẫn còn đơn giản như thưở hồng hoang và tách biệt với thế giới bên ngoài.

Đối với người Zulu, đàn gia súc là tài sản có giá trị nhất và là thước đo để đánh giá mức độ giàu có của một người đàn ông. Thậm chí, họ còn có thể dùng gia súc của mình để đổi lấy thịt, sữa hoặc cưới vợ.

Phụ nữ Zulu chưa chồng phải “thả rông” ngực và kiểm tra trinh tiết bằng cây sậy

7

Bộ tộc Zulu vẫn tồn tại chế độ “trọng nam, khinh nữ”. Vì vậy, phụ nữ Zulu không có “tiếng nói”, luôn bị bạo hành hoặc đối xử bất công như người hầu kẻ hạ trong gia đình.

Đối với phụ nữ Zulu, trinh tiết là điều quan trọng nhất cuộc đời mình. Nếu ai không giữ gìn phẩm hạnh thì sẽ bị đuổi đi hoặc thậm chí bị giết chết.

8

Mỗi năm, người Zulu đều tổ chức một cuộc kiểm tra trinh tiết cho các cô gái với sự tham gia của hàng nghìn người.

Tại đây, họ sẽ nằm trên một tấm thảm, chân dang rộng về phía đám đông. Sau đó, một người phụ nữ lớn tuổi trong làng sẽ dùng cây sậy để kiểm tra và công bố kết quả.

Người vượt qua bài kiểm tra tinh tiết sẽ tham gia vào lễ hội cây sậy. Theo người Zulu, cây sậy tượng trưng cho sự trong trắng của người con gái.

Các cô gái được dẫn đến một dòng sông để cắt cho mình một cây sậy chắc khỏe. Sau đó, họ sẽ tới buổi lễ, cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người và cùng nhau nhảy múa trước sự chứng kiến của vua Zulu và các khách mời. Nếu cây sậy của ai bị gãy chứng tỏ người đó không còn trinh trắng và phải lập tức rời khỏi buổi lễ.

9

Không dừng lại ở đó, phụ nữ Zulu còn phải tuân theo những quy định rất hà khắc. Cụ thể, những cô gái chưa chồng ở Zulu không được phép mặc áo. Họ chỉ dùng tấm vải để che đi phần nhạy cảm và đeo trang sức màu sắc sặc sỡ lên cổ để làm đẹp.

Sau khi kết hôn, họ mới được mặc quần áo hoặc trang phục đính cườm để thể hiện sự tôn trọng của mình với gia đình nhà chồng.

Còn nếu họ muốn kết hôn thì sẻ phải tỏ tình trước bằng cách nhờ bạn thân gửi đi các hạt màu sắc. Mỗi màu sẽ tượng trưng cho một tâm trạng và cảm xúc của riêng họ.

Nếu đồng ý, người đàn ông sẽ làm lại tương tự và hai người sẽ trao đổi với nhau bằng cách thức này cho đến khi cưới.

Đàn ông Zulu được lấy nhiều vợ và kiểm tra trinh tiết bằng nước tiểu

Bộ tộc Zulu ở Nam Phi theo chế độ đa thê nên đàn ông nơi đây được phép lấy nhiều vợ như vua chúa ngày xưa. Và chỉ cần hơn chục con gia súc là một người đàn ông Zulu có thể cưới về cho mình một người vợ. Vì vậy, càng nhiều vợ thì chứng tỏ người đàn ông ấy càng giàu có.

Ở bộ tộc này, trinh tiết không chỉ là vấn đề quan trọng đối với phụ nữ mà còn với cả nam giới. Các chàng trai của tộc Zulu cũng bị kiểm tra trinh tiết bằng cách "có một không hai".

10

Đến ngày quy định, toàn thể thanh niên trong bộ tộc sẽ được tập hợp lại. Sau khi tiến hành các nghi lễ bắt buộc theo truyền thống thì buổi kiểm tra sẽ được bắt đầu. Từng người một theo thứ tự sẽ tiến lên phía trước và đi tiểu trước sự chứng kiến của toàn bộ dân làng.

Nếu dòng nước tiểu phóng ra cao bằng đỉnh đầu hoặc gần như vậy, chứng tỏ họ còn trong trắng và ngược lại, những người không may mắn có dòng nước tiểu thấp hơn đỉnh đầu sẽ bị coi là đã "ăn phải trái cấm" và chịu những hình phạt nặng nề.

Trong thực tế, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cây sậy gãy còn hay dòng nước tiểu cao thấp liên quan đến việc còn trinh hay đã mất.

Tuy nhiên, những nghi thức này từ lâu đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống của bộ tộc Zulu. Họ không cảm thấy xấu hổ mà ngược lại còn rất tự hào về phong tục này của mình.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link