1. Hạn chế sự tác động của nhiệt
Việc tẩy tóc sẽ làm mất đi một lượng đáng kể melanin chứ trong tóc, khiến cho tóc bạn bị mất đi khả năng tự bảo vệ vốn có. Chính vì vậy, đối với những mái tóc bị xơ yếu và dễ bị tổn thương như tóc tẩy, bạn nên hạn chế tối đa tác dụng của nhiệt, bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, gội đầu bằng nước ấm, hạn chế sấy tóc hay sử dụng máy để uốn tóc...
Tuy nhiên, chị em nào cũng muốn sở hữu cho mình thật phá cách, thêm phần thu hút và cá tính nên việc hạn chế tối đa uốn tóc và tạo kiểu là việc không hề dễ dàng. Nếu muốn làm được điều này mà vẫn có thể bảo vệ cho mái tóc, bạn hãy sử dụng thêm sản phẩm chống nhiệt chuyên dụng để bảo vệ tóc đỡ bay màu và giảm tình trạng gãy rụng.
2. Giảm số lần gội đầu
Sau khi tóc của bạn trải qua quá trình tẩy nhuộm thì hãy thay đổi ngay thói quen gội đầu hàng ngày của mình. Bạn không nên gội đầu quá thường xuyên, giảm số lần gội đầu xuống trung bình khoảng từ 2- 3 lần/ tuần, để tránh làm mất đi độ ẩm và lượng dầu tự nhiên trên tóc cũng như tránh làm tổn thương tới lớp biểu bì bảo vệ các lọn tóc.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng nước nóng để gội đầu vì nó có thể làm cho tóc tẩy trở nên khô xơ và yếu hơn, khiến da đầu bị tổn hại. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để bạn gội đầu là từ 30 - 38 độ C. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo việc sử dụng dầu gội khôi để hạn chế việc gội đầu mà không phải lo tóc bết dính. Bởi sản phẩm này có đặc tính hút dầu, bã nhờn nhưng vẫn có thể giữ lại lượng dầu tự nhiên của tóc. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các sản phẩm đảm bảo uy tính chất lượng và phù hợp với bản thân để tránh gây hại cho tóc.
3. Dưỡng phục hồi tóc
Cũng giống như làn da, tóc của chúng ta cũng cần phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và cấp ẩm thường xuyên. Trong đó, việc cấp ẩm cho tóc là vô cùng quan trọng, giúp phục hồi mái tóc bị tổn thương từ sâu bên trong, khiến cho các lọn tóc trở nên chắc khỏe và suôn mượt hơn. Để cấp ẩm cho mái tóc, ngoài việc sử dụng thêm dầu sả, bạn hãy đắp mặt nạ ủ tóc 1 tuần/lần để có thể dưỡng sâu, phục hồi hư tổn. Bạn hãy tham khảo một số sản phẩm cấp ẩm tự nhiên như dầu dừa, dầu argan, dầu macca,...
4. Bổ sung dinh dưỡng cho tóc
Một trong những bí quyết giúp duy trì cho mái tóc chắc khỏe ngay từ bên trong là cung cấp các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống hàng ngày có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu protein, sắt, biotin và các vitamin như trứng, thịt... giúp cho tóc khỏe mạnh, được nuôi dưỡng và giữ cho tuyến dầu của tóc hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các loại hoa quả hay các loại hạt có chứa nhiều Vitamin A, C, Vitamin B6 và B12 đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, tổng hợp collagen giúp tóc không bị khô xơ.
5. Hạn chế sấy tóc
Ngay từ đầu đã nói ở bên trên, để có thể bảo vệ và chăm sóc tóc thật tốt, bạn nên hạn chế tác dụng nhiệt lên mái tóc. Trong đó có việc sử dụng máy sấy tóc. Ngay cả khi tóc không phải trải qua tẩy hay nhuộm tóc, thì việc sử dụng máy sấy tóc thường xuyên cũng gây nên những tổn hại cho mái tóc.
6. Đổi khăn tắm thường xuyên
Việc đầu tư vào một chiếc khăn tắm lông siêu nhỏ, mềm mại không bao giờ là ý tưởng tồi cho việc chăm sóc và bảo vệ tóc, dù cho đó là loại tóc nào đi chăng nữa. Để lau khô tóc, bạn hãy sử dụng những chiếc khăn lông mới thấm nước là tốt nhất, từ đó giúp hạn chế tác động mạnh lên tóc như vò khiến tóc tổn thương và gãy rụng.
Tác giả: Minh Hằng
-
Mỹ nhân Việt với màu tóc bạch kim: Minh Tú và Thủy Tiên như "Kim Kardashian phiên bản Việt"
-
5 kiểu tóc bob sành điệu xứng đáng được thử nghiệm cho lễ hội cuối năm và Tết đang cận kề
-
Đu trend 8 kiểu tóc mái sành điệu dành cho mặt tròn, vừa thu nhỏ gương mặt vừa hack nhan sắc vài phần
-
6 kiểu tóc thập niên 90 mê hoặc giới trẻ ngày nay, kiểu nào cũng xinh yêu hết nấc
-
4 cách chăm sóc tóc chuẩn salon "thách thức" mùa rụng tóc ngày hanh khô