Về vấn đề tiền lương
1. Doanh nghiệp phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động nếu cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà không trao đổi trước với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động hoặc không thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh (theo điểm c khoản 4 Điều 12)
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng mà không phải trả tiền cho người lao động nếu vi phạm trong trường hợp nêu trên.
2. Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 17)
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng
3. Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, doanh nghiệp bị phạt từ 05 - 10 trệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 17)
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng.
4. Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 17).
Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.
Quy định xử phạt này được bổ sung nhằm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 95 của Bộ luật Lao động 2019, trong đó yêu cầu mỗi lần trả lương, doanh nghiệp phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
5. Doanh nghiệp không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng (điểm đ khoản 1 Điều 12).
Trước đây: Không quy định xử phạt đối với hành vi này.
Quy định này cũng được nhấn mạnh tại khoản 3 Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019: Doanh nghiệp phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
6. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thì người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (điểm b khoản 5 Điều 17).
Trước đây: Người lao động chỉ được trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác), ngoài bị xử phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian mà người lao động không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (điểm b khoản 3 Điều 28).
Trước đây: Vi phạm quy định này, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền.
Tác giả: Min Min
-
8 ngành học HOT nhất hiện nay và nguyên tắc chọn ngành nghề cho sĩ tử
-
Xe tải chở đất đè ô tô con ở Hòa Bình khiến 3 người không qua khỏi: Hé lộ nguyên nhân
-
5 thứ tuyệt đối đừng khoe trên mạng xã hội kẻo rước vạ vào thân
-
“Cô vít 19” chắc chắn chưa kết thúc: WHO cảnh báo về biến chủng nguy hiểm hơn
-
Đổi CMND sang CCCD gắn chip: Ai được giữ nguyên số, ai bị đổi?