1- Chuyên gia nói gì về việc chọn ngành nghề?
Chương trình Tư vấn hướng nghiệp - Tuyển sinh 2022 diễn ra sáng 15/5, với sự tham dự của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lớp 12 định hướng lựa chọn ngành, nghề, trường đào tạo phù hợp.
Theo PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa, Các Khoa học giáo dục Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng ta không biết được tương lai 5-10 năm tới như thế nào. Nhiều nghề nghiệp có thể mất đi, bị thay thế bởi robot và không ít ngành nghề mới sẽ xuất hiện.
Học sinh cần đối diện và thích ứng với sự thay đổi bằng việc có kế hoạch, định hướng tương lai nghề nghiệp. Khi chọn trường, các em phải hướng tới thị trường lao động 5-7 năm tới.PGS. TS Trần Thành Nam đưa ra năm nguyên tắc chọn nghề: Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích; Không chọn nghề không đủ điều kiện đáp ứng; Chỉ chọn khi đã hiểu biết đầy đủ về nghề (điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức...); Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu; Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng.
Khi áp dụng các nguyên tắc này, học sinh cần dựa trên những số liệu khách quan hoặc mô hình khoa học thực chứng, thay vì theo cảm tính. Ngoài ra, để chọn đúng, các em cũng nên biết thị trường lao động đang cần những nhân lực có trình độ như thế nào.
"Thị trường chỉ cần khoảng 15,4% người có trình độ đại học trở lên nhưng thực tế ứng viên có trình độ này rất lớn - 66,9%, dẫn đến nhiều cử nhân không kiếm được việc làm phù hợp", ông Nam phân tích.
Việt Nam hiện có khoảng 240 trường đại học, với 1,7 triệu sinh viên. Thống kê trong ba năm, từ 2019 đến 2020, cho thấy cả nước có trung bình 240.000 người tốt nghiệp đại học hàng năm. Đây là cơ cấu quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia, theo ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng Nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong năm 2020, 10 lĩnh vực, ngành đào tạo lớn có sinh viên tốt nghiệp từ 10.000 em trở lên, gồm Kinh doanh, Quản lý, Sức khỏe, Khoa học, Giáo dục, Đào tạo Giáo viên, Công nghệ, Kỹ thuật, Nhân văn, Pháp luật. Số sinh viên tốt nghiệp từ 10 ngành này là 204.562 em, chiếm 83,7 % số lượng tốt nghiệp.
Năm lĩnh vực có sinh viên tốt nghiệp ít nhất là Toán và Thống kê (593), Thú y (715), Dịch vụ vận tải (1.338), Dịch vụ Xã hội (1.600), Nghệ thuật (1.800).
Các chuyên gia cho rằng, khi đã biết thiên hướng bản thân, chọn được ngành, học sinh mới bắt đầu chọn trường và cân nhắc các tiêu chí khác như mức độ uy tín, cơ sở vật chất, học phí, khu vực địa lý, điều kiện tuyển sinh và mô hình đào tạo của trường.
2 - Những ngành học nào đang HOT nhất hiện nay?
Ngôn ngữ
Học gì trong ngành: Nếu theo chuyên ngành tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến và quyền lực nhất thế giới, bạn sẽ học tất tần tật mọi thứ liên quan đến tiếng Anh như các kỹ năng nghe nói đọc viết, văn học Anh, lịch sử Anh, kỹ năng thương lượng, biên phiên dịch,… Ngoài ra, với sự phát triển mạnh của các nền kinh tế khác, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc học những ngôn ngữ có nhu cầu sử dụng cao như: tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật hay tiếng Ả Rập...
Có thể làm gì sau khi học xong: Với bằng cấp ngoại ngữ,, bạn có thể làm thông dịch viên, giảng dạy ngôn ngữ, các vị trí giao tiếp trong ngành dịch vụ, copywriter trong một công ty quảng cáo, blogger viết bài, biên tập viên cho các tạp chí và tất cả những công việc đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ khác.
Kinh doanh hoặc Quản trị Kinh doanh
Học gì trong ngành: Nếu theo đuổi ngành này, bạn sẽ được học cách quản lý một doanh nghiệp như cách tạo nguồn vốn, quảng bá sản phẩm, đưa ra luật lệ, quản lý nhân viên,… Ngành học này phù hợp với những ai có niềm yêu thích kinh doanh hoặc buôn bán.
Có thể làm gì sau khi học xong: Bạn không nhất thiết phải tự mở cơ sở kinh doanh riêng mà có thể sử dụng các kiến thức được học trong ngành để làm các vị trí như nhân viên truyền thông, chuyên viên nhân sự, nhân viên bán hàng,…và bất kể vị trí nào cần có trong một công ty.
Tâm lý học
Học gì trong ngành: Bạn sẽ học được cách giao tiếp và thấu hiểu bản chất con người khi theo đuổi ngày này. Tư vấn tâm lý là công việc phổ biến mà những người học ngành Tâm lý thường làm.
Sau khi học xong có thể làm gì: Ngoài tư vấn tâm lý, các bạn có thể làm chuyên viên nhân sự, nhân viên bán hàng, chuyên viên truyền thông tại các công ty. Tóm lại là công việc nào đòi hỏi phải nắm bắt và hiểu rõ tâm lý của con người thì việc sở hữu bằng Tâm lý sẽ giúp bạn làm được công việc đó.
Hóa hoặc Sinh hóa
Học gì trong ngành: Tương tự như ngành Sinh học, ngành Hóa cũng đào tạo cho bạn những kiến thức khoa học nền tảng nhưng lại chủ yếu liên quan đến hóa chất.
Có thể làm việc gì sau khi học xong: Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy hóa chất xuất hiện khắp mọi nơi xung quanh ta từ dầu gội, sữa tắm, nước hoa đến nước đóng chai, xăng dầu,… Chính vì vậy nên sau khi học ngành Hóa bạn không nhất thiết phải trở thành nhà nghiên cứu hóa chất mà còn có thể dấn thân vào lĩnh vực Ẩm thực, Nước uống, Hàng tiêu dùng, Mỹ phẩm,…
Khoa học máy tính hoặc Công nghệ thông tin
Học gì trong ngành: Các bạn sẽ được học những kiến thức liên quan đến công nghệ gồm: xây dựng và chế tạo phần cứng lẫn phần mềm, lập trình website, bảo mật thông tin, khoa học máy tính, phân tích dữ liệu,…
Có thể làm gì sau khi học xong: Cơ hội nghề nghiệp dành cho ngành học này rất rộng mở. Bạn có thể sử dụng kiến thức được học để tham gia vào lĩnh vực Game, Ứng dụng điện thoại, Phát triển phần mềm, Giáo dục, Sức khỏe Y tế… Để biết thêm chi tiết về ngành học cũng như triển vọng nghề nghiệp của ngành thì các bạn có thể tham khảo bài viết “Du học ngành Công nghệ Thông tin” của Hotcourses Vietnam.
Kỹ sư
Học gì trong ngành: Các bạn có thể chọn học các chương trình Kỹ sư Tổng hợp để có thể tìm hiểu được mọi khía cạnh của ngành này như kỹ sư công trình, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện và nhiều loại kỹ sư khác. Mỗi chuyên ngành kỹ sư sẽ đào tạo cho bạn các kiến thức khác nhau.
Có thể làm gì sau khi học xong: Chỉ xét riêng các chuyên ngành kỹ sư phổ biến thì bạn đã có nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp. Với tấm bằng kỹ sư, bạn có thể làm việc trong lĩnh vực Hàng không, Xây dựng, Môi trường,…
Khoa học Sức khỏe
Học gì trong ngành: Ngành này dành cho những người thích các công việc trong lĩnh vực Y tế nhưng không rõ mình thích làm công việc gì. Nội dung được đào tạo trong ngành sẽ vừa có những kĩ năng y tế căn bản vừa có các kiến thức nền về y tế để các bạn có thể quyết định nên đi chuyên sâu theo hướng nào.
Có thể làm gì sau khi học xong: Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc trong lĩnh vực Dược, Công việc xã hội, Chăm sóc sức khỏe,...
Truyền thông
Học gì trong ngành: Bạn sẽ học được cách để quảng bá thương hiệu, giao tiếp với công chúng, quản trị doanh nghiệp,… khi theo đuổi ngành này. Các bạn có thể tham khảo bài viết “Du học ngành Marketing” để hiểu thêm về ngành.
Sau khi học xong có thể làm gì: Ngoài việc trở thành chuyên viên truyền thông cho những công ty thì bạn còn có thể làm các công việc liên quan đến viết lách như blogger, biên tập viên,… hoặc trong các lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, quảng cáo,…